Lãi suất trên toàn cầu có thể sẽ cao mãi mãi

Nếu thị trường tài chính hoạt động như một cỗ máy chính xác thì lãi suất sẽ không chỉ ở mức cao trong năm nay mà có thể là mãi mãi.

Lãi suất trên toàn cầu có thể sẽ cao mãi mãi

Việc lạm phát cao dai dẳng có nghĩa là thời đại lãi suất cực thấp đã đi vào lịch sử. Các nhà kinh tế cho biết, thị trường hiện đang phản ánh một kịch bản trong đó ngay cả lãi suất trung lập - vốn giúp cân bằng nền kinh tế trong thời gian dài sau khi tính đến lạm phát, ký hiệu là 'R-star' hay ‘R-*’, cũng đang tăng lên. [Lãi suất trung lập (neutral interest rate) là tốc độ tăng trưởng cung tiền mà không làm tăng hoặc giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế].

Các nhà giao dịch dự đoán lãi suất của Mỹ sẽ ở mức khoảng 4% vào cuối thập kỷ này, cao hơn nhiều so với kỳ vọng dài hạn của các nhà hoạch định chính sách là 2,6%. Lãi suất của khu vực đồng Euro hiện ở mức khoảng 2,5%, cao hơn mức phổ biến trong phần lớn lịch sử của khối đồng tiền chung.

Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định đúng đắn về lãi suất là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư - nhiều nhà kinh tế cho rằng R-star thấp hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính lớn, nhưng không đồng ý về cách tính toán, mức hiện tại và liệu nó có tăng hay không.

Nhà kinh tế trưởng của BNY Mellon Investment Management, Shamik Dhar, người cho rằng sự nổi lên của R-star là “sự lo lắng khi chưa được định giá đầy đủ vào thị trường chứng khoán và bất động sản”.

Các nhà phân tích hiện xác định có 5 yếu tố sẽ quyết định lãi suất trong dài hạn:

1/ CHI PHÍ CAO

Nhu cầu đầu tư lớn, dù là cho khí hậu hay quân sự, và chi phí lãi vay tăng cao sẽ khiến các chính phủ phải vay nợ ở mức cao.

Các nhà kinh tế tranh luận về tác động của nợ gia tăng nhưng một số người lại cho rằng nhu cầu chi tiêu sẽ đẩy lãi suất lên cao.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính thâm hụt ngân sách của các nền kinh tế phát triển ở mức 5,6% sản lượng vào năm 2023, gần gấp đôi mức 3% của năm 2019 và sẽ duy trì ở mức 3,6% vào năm 2029.

Người phụ trách bộ phận lãi suất của Aviva Investor, Ed Hutchings, cho biết thâm hụt tăng sẽ kéo theo việc các nhà đầu tư cao cấp gia tăng nhu cầu nắm giữ trái phiếu chính phủ.

Tuy nhiên, mức tăng hiệu suất của các nền kinh tế đã chậm lại và tiềm năng tăng trưởng ở cả hai bờ Đại Tây Dương bị suy giảm, các nhà kinh tế cho rằng các yếu tố này đã làm giảm đầu tư.

Idanna Appio, cựu chuyên gia kinh tế của Fed, cho biết: “Điều đó cho thấy ít có khả năng tăng tỷ lệ lãi suất trung lập”.

202405251017151-1168.gif

Thâm hụt ngân sách tăng so với trước đại dịch Covid-19.

2/ DÂN SỐ GIÀ ĐI

BNY Mellon's Dhar, cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng trung ương Anh, cho biết nhân khẩu học là một trong những yếu tố không chắc chắn lớn nhất mà lãi suất dài hạn phải đối mặt.

Nhìn chung, các chuyên gia kinh tế đồng thuận rằng tình trạng dư thừa tiền tiết kiệm do tích trữ trước khi nghỉ hưu ở các nước giàu đã làm giảm lãi suất.

Điều đó có thể tiếp diễn; Liên Hợp Quốc dự đoán 16% dân số thế giới sẽ trên 65 tuổi vào năm 2050, từ mức 10% vào năm 2022. Điều đó có thể sẽ được cảm nhận rõ ràng nhất ở châu Âu.

Nhưng tỷ lệ người phụ thuộc, bao gồm cả người về hưu, trên người lao động đang tăng lên. Các nhà kinh tế học Charles Goodhart và Manoj Pradhan lập luận rằng điều đó sẽ khiến lãi suất tăng lên khi chi tiêu liên quan đến tuổi tác khiến cho số tiền tiết kiệm giảm đi.

Ông Nomura cho biết, việc giải quyết tình trạng thiếu hụt lương hưu thông qua vay mượn cũng sẽ gây áp lực lên lãi suất.

202405251017152-7489.gif

Tỷ lệ người phụ thuộc sẽ tăng mạnh trong thập kỷ này.

Quảng cáo

3/ TRÁI ĐẤT NÓNG LÊN

Tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế là một thách thức lớn khác.

Chuyên gia Isabel Schnabel của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cho biết quá trình chuyển đổi xanh đòi hỏi khoản đầu tư lớn có thể làm tăng lãi suất, và so sánh điều này với quy mô cần thiết để xây dựng lại châu Âu sau Thế chiến thứ hai.

Các tác động vật lý của biến đổi khí hậu cũng có nguy cơ gây ra lạm phát tăng và biến động giá cả.

ECB cho rằng những tác động này có thể làm giảm tới 17% sản lượng toàn cầu vào năm 2050. Thiệt hại đó đe dọa hiệu suất kinh tế và có thể đẩy 'R-star' giảm xuống.

IMF cho biết năng lượng sạch đắt hơn cuối cùng có thể làm giảm nhu cầu đầu tư và do đó làm giảm lãi suất.

Soeren Radde, người phụ trách bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Âu tại quỹ phòng hộ Point72, gọi tác động của biến đổi khí hậu đối với lãi suất là một "cuộc tranh luận mở rộng lớn".

Ông nói: “Chúng ta có những cú sốc tiêu cực mà về cơ bản sẽ gây tổn hại đến nhu cầu. Không rõ liệu điều đó có nâng 'R-star' tăng lên hay không?”

202405251017153-1045.gif

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng xanh đòi hỏi đầu tư lớn.

4/ CƠN ‘CUỒNG’ CÔNG NGHỆ AI

Cuộc cách mạng công nghệ có thể nâng cao hiệu suất kinh tế và tỷ lệ lãi suất đến mức nào đang là câu chuyện được tranh luận sôi nổi.

Goldman Sachs dự đoán việc tăng năng suất nhờ AI có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ thêm 0,4 điểm phần trăm và 0,3 điểm ở các nền kinh tế phát triển khác vào năm 2034. Họ dự đoán điều đó sẽ làm tăng áp lực lên lãi suất.

Vanguard cho rằng nếu tác động của AI ngang bằng với tác động từ phát minh ra điện, tăng trưởng sẽ có thể bù đắp áp lực về nhân khẩu học. Nhưng điều đó cũng có thể gây thất vọng nếu tương tự như máy tính và internet.

202405251017154-947.gif

Các kịch bản dự đoán về tác động của AI đối với năng suất kinh tế.

5/ NHỮNG RỦI RO BẤT NGỜ

Đại dịch COVID-19, chiến tranh ở Ukraine, Gaza và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung cho thấy trong tương lai có thể sẽ xuất hiện nhiều cú sốc lớn.

Chuyên gia Radde của Point72 cho biết: “Nếu các ngân hàng trung ương phải hành động chống lại các cú sốc... điều đó cũng có thể đẩy mức lãi suất trung bình tăng lên.”

Ngoài ra, cũng có rủi ro lãi suất tăng khi các nước và các công ty phương Tây tìm cách giao dịch nhiều hơn với các đồng minh thay vì Trung Quốc.

William Davies, giám đốc đầu tư toàn cầu của Columbia Threadneedle, cho biết: “Về bản chất, thực tế là đây không phải là nơi rẻ nhất để sản xuất, lạm phát sẽ tăng lên”.

Ví dụ, Mexico hiện là nguồn nhập khẩu lớn nhất của Mỹ.

202405251017155-5337.gif

Mỹ đã đa dạng hóa nhập khẩu ra khỏi Trung Quốc.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro