Lạm phát neo cao làm dấy lên tranh luận sôi nổi giữa các quan chức Fed: Lãi suất đã đủ cao hay chưa?

Một số quan chức Fed cho rằng chính sách lãi suất hiện tại có thể chưa đủ 'hạn chế' để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Lạm phát neo cao làm dấy lên tranh luận sôi nổi giữa các quan chức Fed: Lãi suất đã đủ cao hay chưa?

Liệu lãi suất của Mỹ hiện tại có đủ cao hay không đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi giữa các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) khi kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng tăng vọt.

Tại hội nghị của Hiệp hội Ngân hàng Louisiana ở New Orleans, Chủ tịch Lorie Lagan của chi nhánh Fed tại Dallas cho biết: “Tôi đang nghĩ đến những rủi ro đối với lạm phát và không chắc liệu chính sách tiền tệ hiện tại đã đủ hạn chế hay chưa” để đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.

“Tôi nghĩ vẫn còn quá sớm để nghĩ đến việc cắt giảm lãi suất, và chúng ta cần duy trì sự linh hoạt trong chính sách” Logan nhận định. Bà cũng không trực tiếp đưa ra nhận xét liệu Fed có cần phải tăng lãi suất tiếp hay không. Fed đã duy trì lãi suất tham chiếu ở mức 5,25%-5,5% kể từ tháng 7/2023.

Phát biểu trên CNBC, Chủ tịch Neel Kashkari của Fed Minneapolis cho biết ông đang chờ xem chính sách tiếp theo là gì. Ông cho rằng Fed có thể duy trì mức lãi suất hiện tại – “miễn là cần thiết” – để giảm lạm phát. Nhưng ông cũng lưu ý cần xem xét khả năng tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.

Nhiều quan chức Fed, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, cho biết rằng tăng lãi suất thêm nữa là không cần thiết.

Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, Chủ tịch Raphael Bostic của Fed Atlanta cho biết ông vẫn nghĩ lạm phát có thể chậm lại dựa trên chính sách tiền tệ hiện tại. Ông dự đoán ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào cuối năm 2024 và chỉ giảm 1/4 điểm phần trăm.

Nhưng triển vọng đang thay đổi sau ba tháng lạm phát có dấu hiệu tăng nóng.

Quảng cáo

Trong cuộc khảo sát về tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan, kỳ vọng về lạm phát đã tăng từ 3,2% lên 3,5% trong tháng 5, mức cao nhất kể từ tháng 11.

Mặc dù sự lạm phát đảo chiều tăng trong một tháng có thể không đáng kể, nhưng nếu tiếp tục, nó sẽ thách thức đánh giá hiện tại của Fed rằng lạm phát đang được kiềm chế, đồng thời củng cố lập luận của Logan và một số người khác rằng lãi suất có thể chưa đủ cao để chống lại lạm phát.

Chủ tịch Fed Chicago, Austan Goolsbee, phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế Minnesota, cho biết kỳ vọng lạm phát tăng cao là một “điềm báo tồi tệ” đối với tiến trình hạ lạm phát. “Không có nhiều bằng chứng cho thấy lạm phát đang chững lại”, Goolsbee nói và cho rằng chính sách hiện tại chỉ “tương đối” hạn chế.

Cuộc khảo sát của Đại học Michigan cũng cho thấy tâm lý chung của người tiêu dùng đang sụt giảm, có thể khiến chi tiêu của người tiêu dùng trong những tháng tới giảm.

Jeffrey Roach, nhà kinh tế trưởng của LPL Financial, nhận xét: “Fed đang đi trên dây với nhiệm vụ kép là ổn định giá cả và đảm bảo tăng trưởng”.

Chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (CPE) – thước đo lạm phát ưa thích của Fed, tăng ở 2,7% trong tháng 3 và cũng rất ít tiến triển trong ba tháng đầu năm.

Trong một bài luận xuất bản đầu tuần này, Chủ tịch Kashkari của Fed Minneapolis cũng cho rằng chính sách lãi suất hiện tại có thể không đủ thắt chặt bởi kinh tế Mỹ tiếp tục tăng tốc, đặc biệt là thị trường nhà ở.

Ngược lại, Chủ tịch Mary Daly của Fed San Francisco, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm, cho biết lãi suất trung lập – mức lãi suất dài hạn không kích thích cũng như không làm chậm nền kinh tế, đã tăng lên một chút. Trong trường hợp này, bà cho rằng Fed sẽ là giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại lâu hơn.

“Ngay cả khi lãi suất trung lập cao hơn, chúng tôi vẫn có chính sách hạn chế. Nhưng có thể phải mất nhiều thời gian hơn để giảm lạm phát”, bà Daly nói.

Theo Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?