Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đã từng sát cánh hợp tác cùng nhau chống lạm phát. Nhưng đến nay, họ bắt đầu có xu hướng phân tán. Trong khi các cơ quan hoạch định chính sách ở châu Âu trở nên ôn hòa hơn thì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn thận trọng v

Lãi suất trên thế giới đang mỗi nơi một đường

Sau chu kỳ toàn cầu thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ nhất trong nhiều thập kỷ, quan điểm của các ngân hàng trung ương hàng đầu thế giới đang bày tỏ quan điểm riêng của mình và lên kế hoạch cho chặng đường tiếp theo.

202405131240311-5919.jpeg
Dự kiến thời điểm các ngân hàng lớn cắt giảm lãi suất.
202405131240312-4126.gif
Thụy Sỹ và Thụy Điển tiên phong trong chu kỳ hạ lãi suất.

1/ THỤY SĨ

Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ vào tháng Ba đã có một động thái bất ngờ là cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản xuống còn 1,50%, khiến đồng franc Thụy Sĩ về gầng ngang giá đồng USD và đồng Euro khi các nhà giao dịch đặt cược vào một đợt cắt giảm khác vào tháng 6.

Lạm phát của Thụy Sĩ tăng lên 1,4% trong tháng 4, nhưng vẫn nằm trong mục tiêu của SNB tháng thứ 11 liên tiếp.

202405131240313-2137.gif
Lãi suất và lạm phát ở Thụy Sỹ.

2/ THỤY ĐIỂN

Riksbank của Thụy Điển đã hạ lãi suất vay chuẩn xuống 3,75% từ mức 4% vào thứ Tư tuần vừa qua (8/5) và cho biết họ sẽ cắt giảm thêm nếu lạm phát ở mức vừa phải.

Giá tiêu dùng ở Thụy Điển đã tăng chậm lại, chỉ cao hơn chút ít so với mục tiêu 2% do nền kinh tế Thụy Điển chao đảo dưới áp lực lãi suất cao. Vấn đề nan giải tiếp theo của Riksbank là đồng tiền yếu và khả năng chi phí nhập khẩu cao hơn sẽ gây ra lạm phát.

202405131240314-2551.gif
Thụy Điển hạ lãi suất.

3/ KHU VỰC ĐỒNG EURO

Ngân hàng Trung ương Châu Âu được nhiều người dự đoán sẽ hạ lãi suất vào tháng 6, do lạm phát gần đạt mục tiêu 2% và tăng trưởng ảm đạm. Thị trường dự đoán ECB sẽ có khoảng ba lần cắt giảm trong năm nay.

Câu hỏi lớn là lãi suất của ECB có thể khác biệt bao xa so với lãi suất của với Fed. Các nhà hoạch định chính sách có thể lo lắng rằng lạm phát dai dẳng ở Mỹ là điềm báo về những điều sẽ xảy ra với các nền kinh tế phát triển.

202405131240325-7685.gif
Lạm phát và lãi suất ở EU.

4/ CANADA

Lạm phát ở Canada tăng lên 2,9% trong tháng 3 và tăng trưởng dân số đang thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên sự lạc quan từ Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada Tiff Macklem về việc kiểm soát áp lực giá đã làm gia tăng hy vọng Canada sắp cắt giảm lãi suất.

Các nhà giao dịch nhận thấy khoảng 60% khả năng Canada cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và hoàn toàn mong đợi chi phí đi vay sẽ thấp hơn vào tháng 7.

202405131240326-4847.gif
Ngân hàng Canada có thể bắt đầu nới lỏng tiền tệ từ giữa năm.

5/ VƯƠNG QUỐC ANH

Ngân hàng Anh đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 16 năm là 5,25% vào thứ Năm tuần qua (9/5), nhưng Thống đốc Andrew Bailey cho biết ông "mọi thứ lạc quan đang đi đúng hướng" và một phó thống đốc NHTƯ Canada đã bỏ phiếu cắt giảm lãi suất.

Ông Bailey cho biết BoE vẫn cần có thêm bằng chứng cho thấy lạm phát - ở mức 3,2% trong tháng 3 - sẽ ở mức thấp trước khi cắt giảm lãi suất. Thị trường kỳ vọng đợt giảm đầu tiên vào tháng 8.

Quảng cáo
202405131240327-1374.gif
NHTƯ Anh giữ nguyên lãi suất 6 lần liên tiếp.

6/ MỸ

Fed đã giữ lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% kể từ tháng 7 năm 2023. Trong cuộc họp mới đây nhất, ngày 1/5, Fed giữ lãi suất ổn định và xoa dịu một số lo ngại. Sau các chỉ số lạm phát nóng lên, động thái tiếp theo của Fed sẽ là một đợt tăng lãi suất khác.

Chỉ số cổ phiếu S&P 500 của Phố Wall, giảm khoảng 4% trong tháng 4 (SPX).

Các nhà giao dịch, những người hồi tháng 1 đã kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm tới 150 điểm phần trăm trong năm nay, hiện giá chỉ còn hơn 40 điểm phần trăm. Lần giảm lãi suất đầu tiên sẽ được ấn định vào tháng 9.

202405131240328-6693.gif
Lạm phát ở Mỹ gia tăng có thể là vấn đề lớn.

7/ NEW ZEALAND

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế tuần qua cho biết lạm phát ở New Zealand ở mức 4%, có khả năng cao hơn mục tiêu 1% -3% của Ngân hàng Dự trữ New Zealand do tình trạng di cư làm tăng nhu cầu trong nước.

Các nhà đầu tư không mong đợi việc cắt giảm lãi suất từ nay đến tháng 10 hoặc tháng 11.

8/ ÚC

Ngân hàng Dự trữ Úc đã giữ lãi suất ở mức cao nhất trong 12 năm là 4,35% vào thứ Ba tuần vừa qua (7/5). Dự kiến chi phí đi vay của Úc sẽ không giảm trong năm nay vì dự báo lạm phát tăng và chính phủ ưu tiên các hộ gia đình được miễn thuế từ tháng Bảy.

Thị trường tương lai dự kiến có 20% khả năng Fed tăng lãi suất vào tháng 8.

202405131240329-8812.gif
Lãi suất của NHTƯ New Zealand

9/ NA UY

Ngân hàng trung ương Na Uy hôm 3/5 đã tỏ thái độ muốn thắt chặt tiền tệ hơnnữa, khi giữ lãi suất ở mức 4,50% và cảnh báo lãi suất có thể ở mức đó “lâu hơn so với suy nghĩ trước đây”.

Lập trường này là do nền kinh tế mạnh mẽ và lạm phát cơ bản, được báo cáo lần cuối ở mức 4,5%, vượt xa mục tiêu 2%.

Ngân hàng Norges đã dự định cắt giảm lãi suất vào tháng 9 nhưng hầu hết các nhà kinh tế hiện dự kiến sẽ không có động thái nào như vậy trước tháng 12 hoặc thậm chí vào năm tới.

2024051312403210-4694.gif
Lạm phát và chính sách của Na Uy

10/ NHẬT BẢN

Ngân hàng Nhật Bản là trường hợp ngoại lệ, trong tháng Ba đã tăng lãi suất rồi mới thoát khỏi âm, lần tăng lãi suất đầu tiên sau 17 năm.

Tuy nhiên, động thái này không thu hẹp được khoảng cách lớn giữa chi phí vay của Nhật Bản và Mỹ, đẩy đồng yên xuống mức thấp mới trong 34 năm và khiến chính phủ phải can thiệp để tăng giá đồng tiền.

Thống đốc BOJ Kazuo tuần này, nói rằng ngân hàng trung ương có thể hành động nếu đồng yên yếu đẩy lạm phát lên cao.

2024051312403211-2144.gif
Lãi suất của Nhật Bản.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên chiều 14/4 sau khi những quan ngại về chiến tranh thương mại được xoa dịu phần nào nhờ Mỹ thông báo miễn thuế đối với hàng điện tử cuối tuần trước.

Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8% Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ

Trái phiếu chính phủ bị bán tháo, đồng USD thấp nhất trong 1 thập kỷ: Rủi ro Mỹ tăng lãi suất sắp xảy ra?

Đón 'cú sốc' từ cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài đang bán trái phiếu chính phủ Mỹ - vốn từ lâu được coi là nơi trú ẩn an toàn của thế giới.

Giá trị của đồng USD song hành với sức mạnh của Mỹ? Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Singapore nới lỏng đồng nội tệ để ứng phó với thuế quan mới của Mỹ

Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) tiếp tục giảm tốc độ tăng giá của đồng đô la Singapore (SGD) để ứng phó rủi ro gia tăng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế quan vào thương mại toàn cầu.

Được dự báo sẽ sớm vượt Singapore, Thái Lan, Việt Nam sẽ cần bao lâu để quy mô GDP vượt mốc 1.000 tỷ USD? SK Group đăng ký bán hơn 50 triệu cổ phiếu VIC, cổ đông Singapore thoát hết vốn tại Vinasun

Tín dụng mới của Trung Quốc phục hồi mạnh hơn dự kiến

Tín dụng mới từ các ngân hàng Trung Quốc trong tháng Ba đã phục hồi mạnh hơn dự kiến, khi các nhà hoạch định chính sách cam kết tăng cường kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ Việt Nam là "mỏ vàng" của AEON năm 2024: Doanh thu gần 3.000 tỷ, chỉ bằng 25% tại Trung Quốc nhưng lợi nhuận tương đương

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%