Chỉ vài giờ sau quyết định “án binh lãi suất” của Nhật Bản, đồng yên bị bán tháo ồ ạt, thủng 2 đáy chỉ trong 1 ngày

Chỉ trong một ngày, đồng yên chọc thủng đáy tồn tại suốt 34 năm tới 2 lần.

Chỉ vài giờ sau quyết định “án binh lãi suất” của Nhật Bản, đồng yên bị bán tháo ồ ạt, thủng 2 đáy chỉ trong 1 ngày

Đồng yên đã giảm xuống mức 158 yên đổi 1 USD vào thứ Sáu trong một đợt bán tháo chỉ vài giờ ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 0%-0,1%.

Đây là mức thấp kỷ lục mới trong 34 năm đối với đồng yên. Trước đó, đồng tiền Nhật Bản dao động trong khoảng 155 yên/USD trước quyết định của BOJ. Và ngay sau tuyên bố giữ nguyên lãi suất của cơ quan này vào hôm thứ Sáu, đồng yên chính thức chọc thủng đáy trong 34 năm, ở mức 156 yên đổi 1 USD.

Dù có nhiều suy đoán rằng Nhật Bản đã sẵn sàng can thiệp hỗ trợ đồng yên, nhưng triển vọng lãi suất của Mỹ cho thấy Tokyo khó có thể làm gì để thay đổi xu hướng chung của tỷ giá hối đoái.

Quảng cáo

Ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên việc mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB). Trước cuộc họp, một số nhà phân tích dự đoán BOJ có thể giảm mua trái phiếu để ngăn đồng yên giảm sâu hơn nữa.

Trong khi đó, dữ liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân của Mỹ - thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) - đã tăng vượt dự báo trong tháng 3. Điều này làm giảm kỳ vọng của các nhà đầu tư về việc cắt giảm lãi suất sớm của Fed.

Shoki Omori, trưởng bộ phận chiến lược tại Mizuho Securities, cho biết: “Đồng yên chạm mức đáy mới là một cú sốc và chính phủ có thể can thiệt bất cứ lúc nào”.

“Việc này còn phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Can thiệp sẽ không hiệu quả vì đồng đô la Mỹ quá mạnh”, ông nói thêm.

Theo Nikkei Asia

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?