Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Nhờ thị trường tích cực trong quý I/2024, lợi nhuận của các CTCK đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 quý trở lại cùng với mức dư nợ cho vay margin và phải thu lớn nhất lịch sử. Tuy nhiên, tham vọng của các CTCK vẫn còn rất lớn với nhiều CTCK đầu ngành hướng

Lãi CTCK cao nhất 8 quý trở lại, nhóm đầu ngành hướng đến mốc cho vay margin 20.000 tỷ đồng

Lãi cao nhất trong vòng 8 quý trở lại đây

Theo số liệu tổng hợp từ 30 công ty chứng khoán (CTCK), sau quý IV/2023 hụt hơi, doanh thu hoạt động đã tăng trưởng 2,64% so với quý trước, đạt hơn 15.100 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán sau thuế tăng 33,54% so với quý IV/2023, lên gần 5.500 tỷ đồng - mức cao nhất kể từ quý I/2022.

ctckq124a-2707-9370-6356.png

Ngôi vị quán quân về lợi nhuận trong quý I/2024 thuộc về TCBS với lợi nhuận sau thuế đạt 928 tỷ đồng nhờ tất cả các mảng kinh doanh cốt lõi như môi giới, cho vay margin và tự doanh có sự tăng trưởng mạnh. Trong khi đó, các công ty có lợi nhuận sau thuế trên 500 tỷ đồng bao gồm SSI (727 tỷ đồng), VND (617 tỷ đồng), VPS (505 tỷ đồng).

ctckq124b-4924-6194-5469.png

Đây là sự phản ánh những kết quả tích cực của thị trường chứng khoán trong quý I/2024 với việc VN-Index đã tăng 13,64% nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu Ngân hàng.

Tỷ trọng đóng góp của 2 mảng môi giới và cho vay ký quỹ vào doanh thu hoạt động của 30 CTCK đã quay lại tăng hơn 4% lên 52%. Trong quý IV/2023, tỷ trọng 2 mảng này chiếm chưa đến 48% tổng doanh thu hoạt động.

ctckq124d-2627-1518-2427.png

Công ty chứng khoán có thị phần lớn nhất thị trường, VPS đã có lần đầu tiên vượt mức thị phần 20% trên HOSE tiếp tục bỏ xa các đối thủ với doanh thu môi giới đạt 961,16 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu của các CTCK còn lại trong ngành đều dưới 500 tỷ đồng: SSI (449 tỷ đồng), VND (228 tỷ đồng), HCM (214 tỷ đồng), MBS (184 tỷ đồng).

Tuy nhiên, cuộc chiến ở hoạt động cho vay margin mới thực sự khốc liệt khi mảng môi giới không còn đem lại nhiều lợi nhuận do chính sách zero-fee được nhiều công ty áp dụng. Mức chênh lệch về lãi từ margin và phải thu không quá lớn giữa các công ty chứng khoán.

ctckq124c-8292-4249-5415.png
Quảng cáo

Cụ thể, TCBS là công ty thu được nhiều lãi nhất từ cho vay margin và phải thu với doanh thu đạt 572,6 tỷ đồng. Các vị trí tiếp theo về khả năng thu lãi lần lượt là SSI (446 tỷ đồng) VPS (395 tỷ đồng), MAS (359 tỷ đồng), HCM (339 tỷ đồng).

Cột mốc cho vay margin và phải thu 20.000 tỷ đồng là mục tiêu của các CTCK đầu ngành

Thực tế, TCBS đã vươn lên trở thành CTCK có dư nợ từ cho vay margin và phải thu lớn nhất thị trường kể từ quý IV/2023 nhưng vẫn tiếp tục thể hiện sự quyết liệt trong quý đầu năm 2024. So với quý trước, dư nợ margin và phải thu của TCBS tăng trưởng 19,37% lên 19.838 tỷ đồng.

topchovaymargin-6765-6875-4563.png

Nhóm CTCK cho vay hơn 10.000 tỷ đồng chỉ còn lại 5 thành viên do VND có sự sụt giảm nhẹ gần 3% so với quý trước đó. 4 CTCK còn lại bao gồm SSI (17.570 tỷ đồng), MAS (16.204 tỷ đồng), HCM (14.200 tỷ đồng), VPS (11.941 tỷ đồng).

Với việc TCBS liên tục mở rộng dư nợ và áp sát gần mốc 20.000 tỷ đồng, các CTCK cũng đang rất quyết tâm giành giật miếng bánh màu mỡ đem lại lợi nhuận cao. Tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vừa qua, lãnh đạo của HCM và SSI đều đưa ra mục tiêu đạt dư nợ 20.000 tỷ đồng cuối năm 2024.

chovaymarginssi-5954-8002-434.png
Theo thống kê, trong giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022, SSI đã từng có mức dư nợ cho vay margin và phải thu đạt hơn 20.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, ở mốc dư nợ dưới 10.000 tỷ đồng cũng cần chú ý với nhiều tên tuổi trong ngành như MBS (9.869 tỷ đồng), VPBankS (8.994 tỷ đồng), VCI (8.572 tỷ đồng).

Theo thống kê, tổng dư nợ từ cho vay margin và phải thu của 30 CTCK đã tăng 14% lên 175.000 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay.

Dù vậy, với động thái tăng vốn đã và đang được các CTCK triển khai, dư địa cho vay không thu hẹp đáng kể trong quý I/2024, chỉ giảm chưa đến 3% xuống 55% vốn chủ sở hữu và vẫn cao hơn giai đoạn 2021-2022.

ctckq124e-8841-5015-4647.png

Một số CTCK như DNSE, ACBS, ORS đã hoàn tất các đợt tăng vốn đầu năm trong khi HSC đang chuẩn bị những thủ tục cuối cùng để nâng vốn điều lệ lên hơn 7.500 tỷ đồng.

topvongopctckq124-2427-679-8330.png

Cùng với đó, SSI, VCI, MBS, VIX, VDS, CTS đều có kế hoạch sẽ triển khai tăng vốn trong năm 2024.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Thủ tướng chỉ đạo sớm trình Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài: Động lực mới cho các ngân hàng tư nhân tái cơ cấu

Từ ngày 19/5/2025, các ngân hàng tham gia phương án tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém sẽ được phép nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên tối đa 49%, thay vì mức 30% như trước đây. Đây được xem là cú huých lớn giúp HDBank, MBBank và VPBank tăng khả năng huy động vốn, duy trì đà tăng trưởng tài sản mạnh mẽ trong bối cảnh nhu cầu vốn bổ sung ngày càng cấp thiết.

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên? Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

Ngành ngân hàng đẩy mạnh báo cáo phát triển bền vững: AI là chìa khóa minh bạch dữ liệu

AI không chỉ giúp tự động hóa việc thu thập và tổng hợp dữ liệu, mà còn hỗ trợ phân tích chuyên sâu, phát hiện xu hướng, và đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng báo cáo và hiệu quả quản trị bền vững.

"ESG là cuộc chơi bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn đi dài hơi" Vì sao phần lớn doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ bắt đầu hành trình ESG? Vì sao thực thi ESG vẫn khó trong ngân hàng Việt?

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế Tổng Giám đốc Sacombank sau gần 8 năm điều hành

Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã STB), đã gửi thư chia tay cán bộ nhân viên, chính thức rời cương vị điều hành sau gần 8 năm gắn bó với vai trò "người cầm lái" trong quá trình tái cơ cấu toàn diện của ngân hàng.

ĐHĐCĐ Sacombank: Không mua lại SBS, đã thu hồi hơn 25,6 nghìn tỷ nợ nhóm ông Trầm Bê Sacombank kinh doanh ra sao sau khi vừa phải nộp 196,9 tỷ đồng tiền thuế và nghĩa vụ bổ sung theo yêu cầu của Cục Thuế Mối liên hệ tín dụng giữa Sacombank và “hệ sinh thái” Him Lam

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới