Kỷ lục lượng tiền được hệ thống ngân hàng "bơm" ra nền kinh tế

Doanh số cho vay trong năm 2024 của toàn hệ thống ngân hàng đạt 23 triệu tỷ đồng. Số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng thêm 2,1 triệu tỷ đồng trong 1 năm qua, là con số kỷ lục từ trước đến nay.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08 % so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, số dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt hơn 15,6 triệu tỷ đồng. Trong 1 năm qua, hệ thống ngân hàng đã "bơm" thêm 2,1 triệu tỷ đồng ra nền kinh tế.

"Điều đó cho thấy lượng lớn tín dụng đưa ra nền kinh tế, hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, các lĩnh vực trọng tâm theo tinh thần chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ", Phó Thống đốc nói.

Như vậy, số dư nợ tín dụng tăng thêm trong năm 2024 là con số kỷ lục từ trước đến nay. Trước đó, năm 2021, 2022, 2023, tín dụng lần lượt tăng thêm 1,25 triệu tỷ, 1,48 triệu tỷ và 1,64 triệu tỷ đồng.

Quảng cáo

Doanh số cho vay của hệ thống ngân hàng trong năm 2024 cũng ở mức ấn tượng, đạt 23 triệu tỷ đồng. Doanh số thu nợ năm 2024 khoảng 21 triệu tỷ đồng. Trong khi trước đó, năm 2023, doanh số cho vay toàn hệ thống đạt khoảng hơn 19 triệu tỷ đồng.

Năm 2024, NHNN đã có một số thay đổi trong cơ chế phân bổ hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng. Cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế, ngày 31/12/2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng. Trong năm 2024, NHNN đã thực hiện 02 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD vào ngày 28/8/2024 và ngày 28/11/2024 theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch trong điều kiện lạm phát được kiểm soát tốt dưới mức mục tiêu và để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời, tiếp tục triển khai chủ trương của Quốc hội, Chính phủ về nghiên cứu dỡ bỏ dần biện pháp giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Về định hướng năm 2025, NHNN cho biết dự kiến tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống khoảng 16%. Ngày 30/12/2024, NHNN cũng đã có văn bản gửi các TCTD thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện. Mức giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của TCTD căn cứ kết quả chấm điểm xếp hạng năm 2023 theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN (đã được sửa đổi, bổ sung) nhân với hệ số áp dụng chung cho các ngân hàng.

Nói về mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, con được đưa ra dựa trên cơ sở đánh giá năm 2024 và căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế được Quốc hội đặt ra và Chính phủ đang chỉ đạo, phấn đấu trên 8%. Do đó, NHNN đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay cao hơn năm 2024. Tuy nhiên, ông Đào Minh Tú cũng nhấn mạnh, tín dụng sẽ còn tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế và khả năng hấp thụ vốn.

Về lãi suất, trong năm 2024,NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu các TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD..

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Vừa được Quốc hội chính thức thông qua, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD có gì mới?

Ngày 27/6/2025, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng (TCTD), gồm 3 điều, có hiệu lực từ 15/10/2025, nhằm hoàn thiện pháp lý về quản lý nợ xấu, khoản vay đặc biệt và tài sản bảo đảm.

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông? Phiên 25/6: Khối ngoại tiếp đà mua ròng hơn trăm tỷ, ngược chiều "xả" mạnh loạt cổ phiếu ngân hàng Nhiều ngân hàng có thể tăng trưởng lợi nhuận trên 10% trong quý 2/2025

Lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Chuyên gia cho rằng, lãi suất đầu vào sẽ tăng dần về cuối năm với kỳ vọng rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tích cực và tăng trưởng tín dụng sẽ đạt hoặc thậm chí vượt mục tiêu đề ra là 16%.

Giá vàng giảm do triển vọng Fed ít cắt giảm lãi suất Quan chức Fed: Mỹ có khả năng giảm lãi suất vào tháng 7/2025 Mặt bằng lãi suất thấp kích thích nhu cầu vốn phục hồi mạnh mẽ

TPBank kiện toàn nhân sự Ban Điều hành, hướng tới phát triển bền vững

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vừa công bố thông tin liên quan đến kiện toàn nhân sự trong Ban Điều hành, phù hợp với định hướng tăng trưởng và mở rộng hoạt động, nâng cao hiệu quả trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế hơn 2.100 tỷ đồng trong quý I/2025 ĐHĐCĐ TPBank: Tăng CASA, giảm chi phí vốn để cải thiện NIM Rổ chỉ số thị trường cận biên lớn nhất của MSCI thêm mới TPBank và Gemadept, loại Petrolimex

Tỷ giá USD/VND vẫn đối diện áp lực

Theo chuyên gia, trong thời gian tới, dù sức mạnh đồng USD có xu hướng giảm nhiệt do kỳ vọng Fed hạ lãi suất vào cuối quý III và bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng, nhưng tỷ giá USD/VND vẫn đối diện áp lực.

Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025 Tỷ giá USD/VND vọt tăng

IMF: Cần ưu tiên củng cố giám sát ngân hàng, xây dựng đệm vốn và thanh khoản

Theo IMF, trong bối cảnh kinh tế đầy bất định hiện nay, để tăng cường khả năng chống chịu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam, cần ưu tiên củng cố giám sát ngân hàng, xây dựng các đệm vốn và thanh khoản, cải thiện hơn nữa khuôn khổ xử lý ngân hàng yếu kém.

Dự báo lợi nhuận quý II/2025: Nhiều ngân hàng khởi sắc Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

VietinBank và Tập đoàn Đầu tư Việt Phương hợp tác toàn diện

Ngày 21/6/2025, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (Tập đoàn Việt Phương). Cũng tại khuôn khổ chương trình đã diễn ra Lễ ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ dự án Cảng Quốc tế Mỹ Thủy.

VietinBank tinh gọn mạng lưới, đẩy mạnh giao dịch thông minh VietinBank ra mắt giải pháp tài chính toàn diện cho nhà thầu xây lắp đầu tư công

Sovico muốn thoái bớt vốn khỏi HDBank

Hiện Sovico là cổ đông lớn nhất tại HDBank khi nắm 14,281% vốn và người có liên quan nắm 4,961% vốn ngân hàng. Tổng số cổ phần mà nhóm này đang nắm tại HDBank là 19,272%.

HDBank tiếp tục huy động thành công 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% HDBank ra mắt tập đoàn tài chính, đặt mục tiêu lợi nhuận vượt 21.000 tỷ đồng

Chuyện cổ tức ngân hàng: Giữ tiền để lớn hay chia sẻ với cổ đông?

Mùa đại hội cổ đông năm nay, câu chuyện chia cổ tức tiếp tục làm “nóng” nghị trường các ngân hàng. Trong khi một số nhà băng mạnh tay chi hàng nghìn tỷ đồng tiền mặt để tri ân cổ đông, nhiều ngân hàng lại chọn giữ lại toàn bộ lợi nhuận nhằm tăng vốn tự có hoặc xử lý nợ xấu.

Dự báo lợi nhuận quý 2 của nhiều ngân hàng tăng trưởng 2 chữ số Dự báo lợi nhuận quý II/2025: Nhiều ngân hàng khởi sắc Nhóm Vạn Thịnh Phát muốn tái cơ cấu ngân hàng SCB: Lộ trình 12 năm thu về 580.000 tỷ đồng từ những tài sản nào?

Cùng VIB gỡ rối từng nút thắt, bật mở từng cơ hội cho hộ kinh doanh và SMEs

Trong bối cảnh các hộ kinh doanh và SMEs đang đối diện với áp lực thích ứng với những thay đổi trong chính sách thuế, bài toán dòng tiền và yêu cầu cấp thiết về số hóa, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Nhà băng tư nhân vào cuộc đua tăng vốn mới

Làn sóng tăng vốn điều lệ đang diễn ra mạnh mẽ trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt ở khối ngân hàng tư nhân. Không chỉ là nhu cầu đáp ứng các chuẩn mực an toàn vốn theo Basel II, Basel III, tăng vốn giờ đây trở thành chiến lược sống còn để duy trì vị thế, mở rộng dư địa tín dụng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong một thị trường tài chính ngày càng chặt chẽ và khốc liệt.

Nhóm Vạn Thịnh Phát muốn tái cơ cấu ngân hàng SCB: Lộ trình 12 năm thu về 580.000 tỷ đồng từ những tài sản nào? Triển vọng các ngân hàng giữ vững ổn định trong quý II/2025 Tổ chức lại 15 ngân hàng nhà nước khu vực theo hướng tinh gọn và hiệu quả