Kinh tế Singapore sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm 2023

Việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu và tiếp tục hạn chế phòng dịch COVID-19 ở một số quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các đối tác thương mại lớn của Singapore.

Theo Báo cáo đánh giá kinh tế vĩ mô hai năm một lần được công bố mới đây, Cơ quan tiền tệ Singapore (Ngân hàng trung ương-MAS) dự báo nền kinh tế Singapore sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại vào năm 2023 trong bối cảnh những thách thức ngày càng tăng từ môi trường bên ngoài.

Việc thắt chặt đáng kể các điều kiện tài chính toàn cầu và tiếp tục hạn chế phòng dịch COVID-19 ở một số quốc gia sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các đối tác thương mại lớn của Singapore.

Là một nền kinh tế mở và phụ thuộc vào thương mại, điều đó đồng nghĩa với việc các lĩnh vực liên quan đến thương mại của “đảo quốc Sư tử” sẽ tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng chậm lại trong những quý sắp tới.

Theo Báo cáo, dòng chảy thương mại toàn cầu và khu vực bị suy giảm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, bán buôn, vận chuyển đường thủy và lưu trữ của Singapore, ngay cả khi những căng thẳng về nguồn cung toàn cầu tiếp tục giảm bớt.

Ngành công nghiệp điện tử toàn cầu, vốn có nhu cầu tăng mạnh sau đại dịch cho đến đầu năm nay, đã chứng kiến tình trạng xấu đi nhanh chóng trong những tháng gần đây.

Nhu cầu cuối cùng đối với các sản phẩm điện tử của Singapore đã giảm ở hai thị trường hàng đầu là Trung Quốc và Mỹ.

Quảng cáo

Nhu cầu bên ngoài chậm lại do lạm phát toàn cầu tăng cao và điều kiện tài chính thắt chặt hơn cũng sẽ tiếp tục làm giảm triển vọng tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính, du lịch và tiêu dùng, xây dựng… của Singapore.

Báo cáo ghi nhận những dấu hiệu của sự yếu kém cơ bản trong lĩnh vực sản xuất và tài chính. Sản xuất giảm 3,2% trong quý 3, với sản lượng điện tử - động lực chính của lĩnh vực sản xuất Singapore - giảm 13,3% trong cùng kỳ. Lĩnh vực tài chính và bảo hiểm cũng suy yếu trong hai quý vừa qua do tỷ lệ tăng trưởng kém hơn ở phân khúc ngân hàng.

Các ước tính trước đó cho thấy nền kinh tế Singapore trong quý 3/2022 tăng trưởng 4,4% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn con số 4,5% của quý 2.

Tốc độ tăng trưởng này được hỗ trợ một phần bởi các ngành tiếp tục được hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại biên giới.

MAS giữ nguyên triển vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả năm 2022 ở mức 3-4%.

Trong khi đó, các nhà kinh tế ước tính mức tăng trưởng của Singapore trong năm 2023 là dưới 3% với Ngân hàng RHB đặt mức tăng trưởng 3%; Ngân hàng OCBC ở mức 2,5%; Ngân hàng Maybank là 1,5% và Ngân hàng UOB ở mức 0,7%.

Các chuyên gia kinh tế nhận định nền kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng bấp bênh, với tốc độ tăng trưởng suy yếu ngay cả khi lạm phát vẫn ở mức cao, và trong một sự phân kỳ được cho là sẽ kéo dài ít nhất vài quý.

Một số nhà kinh tế cho rằng Singapore cũng có thể có nguy cơ mất cân bằng do lạm phát tăng cao và tăng trưởng chậm lại.

Theo Vietnam+ Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.

Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại Đồng USD thoát “đáy” 7 tháng so với đồng yen sau đàm phán thương mại Mỹ-Nhật

Doanh nghiệp bán lẻ mở rộng thị trường sang châu Âu để "né" thuế quan Mỹ

Nhiều nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng đang chuyển hướng sang châu Âu và các thị trường khác, thay vì tập trung vào Mỹ để ứng phó với chính sách thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ sẵn sàng hạ thuế quan với Trung Quốc Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Trung Quốc hạ lãi suất, tung một loạt biện pháp kích thích, bơm hơn 138 tỷ USD vào hệ thống tài chính giữa "bão" thuế quan

Mới đây, Thống đốc PBOC cho biết ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ hạ lãi suất và đưa ra một loạt biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại.

Mỹ chấm dứt miễn thuế với hàng giá rẻ từ Trung Quốc Hong Kong (Trung Quốc) mua vào lượng USD cao kỷ lục để giữ tỷ giá

Chứng khoán toàn cầu đi ngang giữa lúc lo ngại về thuế quan Mỹ quay trở lại

Chứng khoán châu Á gần như không biến động trong phiên giao dịch ngày 6/5, giữa lúc lo ngại của nhà đầu tư về các biện pháp thuế quan của Mỹ và tác động đến tăng trưởng kinh tế lại trỗi dậy.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 30/4

Chỉ số S&P 500 dứt chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm

Chỉ số S&P 500 đã khép lại chuỗi tăng dài nhất trong 20 năm khi các nhà đầu tư đánh giá tuyên bố thuế quan mới nhất của Tổng thống Trump trước khi Fed đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ.

Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp Chứng khoán châu Á khởi sắc khi căng thẳng Mỹ-Trung hạ nhiệt