Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 7 tăng trưởng 2 con số

Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 7/2024 tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Các tháng cuối năm khi mùa lễ hội và các kỳ nghỉ tới, lượng đơn đặt hàng cá tra từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng.

Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 7 tăng trưởng 2 con số
Ảnh minh họa

Tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ tăng 69%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), dù các rào cản và khó khăn vẫn còn hiện hữu nhưng xuất khẩu cá tra vẫn ổn định và tăng trưởng 29% trong tháng 7/2024. Các tháng cuối năm khi mùa lễ hội và các kỳ nghỉ tới, lượng đơn đặt hàng cá tra từ Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Sự tăng trưởng này cho thấy nỗ lực của các doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thị trường và thích ứng với những biến động của thị trường quốc tế.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 7/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt hơn 184 triệu USD, tăng 29% so với tháng 7/2023. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu cá tra đạt hơn 1,1 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc & HongKong tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam. Xuất khẩu cá tra sang thị trường này trong tháng 7 đạt 55 triệu USD, tăng 23% so với cùng kỳ. 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hongkong đạt 313 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ, chủ yếu do giảm trong tháng 2 và 3/2024.

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Chuyên gia thị trường Cá tra VASEP cho biết, tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường tỷ dân tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này có thể được duy trì trong nửa cuối năm nhờ nhu cầu tiêu thụ phục hồi, cải thiện chất lượng sản phẩm, và các chiến lược thương mại thành công.

Tuy nhiên, doanh nghiệp trong ngành cần tiếp tục theo dõi và điều chỉnh theo các yếu tố tác động để duy trì và mở rộng thị trường.

Tháng 7/2024, xuất khẩu cá tra sang Mỹ - thị trường lớn thứ hai đạt 31 triệu USD, tăng 69% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 190 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu cá tra sang EU trong tháng 7/2024 đạt 14 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay đạt 99 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. 

Mexico – nước tiêu thụ cá tra nhiều nhất trong khối CPTTP

Quảng cáo

Bà Hằng cho biết, cá tra nằm trong nhóm hàng thủy sản được hưởng ưu đãi của Hiệp định CPTPP, và khối thị trường CPTPP đang là điểm đến lớn thứ 3 của các doanh nghiệp cá tra Việt Nam, với giá trị xuất khẩu trong tháng 7/2024 đạt 28 triệu USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang khối thị trường này đạt 155 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ.

Trong khối thị trường CPTPP, Mexico là quốc gia tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam, trong tháng 7, xuất khẩu cá tra sang Mexico đạt gần 10 triệu USD, tăng 94% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang Mexico ước đạt khoảng 45 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ, tiếp tục đứng đầu trong khối CPTPP, và là thị trường đơn lẻ thứ 3 chỉ sau Trung Quốc và Mỹ về tiêu thụ nhiều nhất cá tra từ Việt Nam.

“Là nền kinh tế phát triển năng động, dân số lớn, cửa ngõ tiếp cận hơn 500 triệu người dùng, Mexico đang dần trở thành thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Bất chấp khoảng cách địa lý, cá tra Việt Nam vẫn được người tiêu dùng tại Mexico ưa chuộng và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mexico”, chuyên gia thị trường cá tra VASEP nói.

Các tháng cuối năm nay, xuất khẩu cá tra dự kiến sẽ tiếp tục đà tăng trưởng khi người dân tại quốc gia này đang chuẩn bị các lễ hội và kỳ nghỉ.

Nhận định về thị trường xuất khẩu cá tra trong các tháng cuối năm, bà Hằng cho rằng, với lợi thế chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các loại cá thịt trắng khác, cá tra Việt Nam đã nhanh chóng trở thành một sản phẩm thay thế có tính cạnh tranh cao không chỉ với khẩu vị người châu Á mà còn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Kinh tế thế giới tuy có nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng tốc độ tăng trưởng chậm. Giá lương thực, năng lượng và chi phí vận chuyển vẫn ở mức cao khiến lạm phát toàn cầu dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng áp lực về giá vẫn tiếp tục gia tăng, và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát trở lại.

Các cuộc xung đột, điểm nóng tiếp tục diễn ra, không loại trừ nguy cơ leo thang, gây bất ổn đối với an ninh thế giới, khiến các chi phí vận tải tiếp tục tăng cao, gây khó khăn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, trong đó có cá tra.

 

 

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Tin mới

Quỹ ngoại muốn tăng sở hữu tại REE, Chủ tịch Đô thị Kinh Bắc đăng ký chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu KBC

Cùng với việc đăng ký mua thêm 30 triệu cổ phiếu REE, đại diện của quỹ Platinum Victory cũng vừa được bổ nhiệm là tân Chủ tịch HĐQT của REE thay cho bà Nguyễn Thị Mai Thanh – người đã có 31 năm ngồi ghế Chủ tịch của REE.

Quỹ ngoại quy mô 22.000 tỷ vừa chốt bán lượng lớn cổ phiếu CMG và DBC sau khi dồn tiền gom một mã bất động sản Quỹ Singapore liên tục “gom” cổ phiếu REE vùng giá thấp, dự chi gần 2.000 tỷ để đủ tỷ lệ phủ quyết

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Quốc hội: Cần có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị

Có giải pháp căn cơ, dài hạn để đưa giá bất động sản về đúng giá trị nội tại, ngăn chặn việc thao túng, sử dụng các phiên đấu giá quyền sử dụng đất nhằm mục đích tạo “sốt” giá.

Hòa Phát đang chuẩn bị nhân lực và thép chất lượng cao để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Hà Nội bãi bỏ quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá đất

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Cần có lộ trình phù hợp tránh tạo “cú sốc”

Sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Nhiều đại biểu ủng hộ việc tăng thuế đối với mặt hàng thuốc lá, rượu, bia, nhưng cho rằng cần có lộ trình phù hợp, tránh tạo cú sốc cho doanh nghiệp và nền kinh tế.

Cân nhắc lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt để tránh “gây sốc” cho doanh nghiệp, người tiêu dùng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Sabeco có vị thế tốt để giành lại thị phần?