Kết quả hỗ trợ lãi suất chưa đạt kỳ vọng do nhiều nguyên nhân

Theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa đạt như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân và NHNN đã kịp thời tổng hợp, đánh giá và đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm diễn ra sáng nay (15/7), Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, đến cuối tháng 6/2023, lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các ngân hàng thương mại đã giảm khoảng 1,0%/năm so với cuối năm 2022. Các NHTM đã chủ động điều chỉnh và triển khai các chương trình/gói tín dụng ưu đãi để giảm lãi suất cho vay với mức giảm khoảng 0,5-3,0%/năm tùy đối tượng khách hàng đối với các khoản vay mới.

Với tác động của độ trễ chính sách, dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay đối với nền kinh tế sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Về điều hành tín dụng, ngày 10/7/2023, NHNN đã điều chỉnh tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho các TCTD với mức giao toàn hệ thống khoảng 14%.

“Đến ngày 30/6/2023, tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,49 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Trong đó, cơ cấu tín dụng tiếp tục tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP cả nước”, Phó thống đốc cho biết.

Như vậy, tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt được 1/3 mục tiêu của cả năm dù đã đi được một nửa chặng đường.

Đối với lĩnh vực bất động sản, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tập trung nguồn vốn vào các dự án đủ điều kiện pháp lý, có khả năng tiêu thụ sản phẩm, có khả năng trả nợ vay đầy đủ và đúng hạn, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân và các loại hình bất động sản phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội có hiệu quả cao, có khả năng trả nợ và phát triển.

Quảng cáo

Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ rủi ro cao, thực hiện tốt công tác định giá tài sản bảo đảm nhất là tại các địa bàn có hiện tượng sốt đất, thổi giá bất động sản trong thời gian qua.

NHNN cũng đã chỉ đạo các NHTM triển khai chương trình cho vay 120.000 tỷ đồng đối với chủ đầu tư, người mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ từ tháng 4/2023, thực hiện bằng nguồn lực của các NHTM với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5%-2% lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng trên thị trường.

Về chính sách hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, Phó thống đốc cho biết, đến cuối tháng 5/2023, doanh số hỗ trợ lãi suất đạt hơn 123.000 tỷ đồng, dư nợ hỗ trợ lãi suất đạt hơn 54.000 tỷ đồng cho 2.000 khách hàng, số tiền đã hỗ trợ cho khách hàng lũy kế từ đầu chương trình đạt khoảng 500 tỷ đồng.

“Đến nay, kết quả hỗ trợ lãi suất chưa đạt như kỳ vọng do nhiều nguyên nhân và NHNN đã kịp thời tổng hợp, đánh giá và đề xuất kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”, Phó thống đốc cho biết.

Theo lãnh đạo NHNN, việc điều hành chính sách tiền tệ hiện nay đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước khó khăn, lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao, nhiều NHTW tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, mặt bằng lãi suất thế giới tiếp tục gia tăng và duy trì cao, đồng USD tiếp tục tăng giá.

Trong khi đó, nhu cầu và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp khi chi phí đầu vào cao, thị trường đầu ra và đơn hàng của doanh nghiệp suy giảm... kéo theo mức độ rủi ro của khách hàng gia tăng.

“Việc nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng có thể làm giảm chất lượng tín dụng, gia tăng nợ xấu phát sinh, tạo hệ lụy đe dọa an toàn tài chính quốc gia và an toàn hệ thống TCTD trong tương lai”, Phó thống đốc một lần nữa khẳng định.

Ngoài ra, các nguồn vốn khác như cổ phiếu, trái phiếu, FDI tăng thấp, những khó khăn trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản chưa được giải quyết căn cơ khiến cho nguồn vốn phục vụ tăng trưởng tập trung vào tín dụng ngân hàng, tỷ lệ Tín dụng/GDP tăng cao tiềm ẩn rủi ro tài chính tiền tệ.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD theo Brand Finance

Theo đánh giá từ Brand Finance, TPBank là một trong những đơn vị nổi bật với chiến lược thương hiệu đậm nét và cách làm truyền thông riêng biệt, bản sắc, hiệu quả, ghi dấu ấn trong lòng khách hàng tại Việt Nam. Năm 2024, giá trị thương hiệu của TPBank đạt mốc 461 triệu USD, xếp hạng 23 trong 100 thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam.

TPBank dẫn đầu về hỗ trợ doanh nghiệp SME 3 năm liên tiếp Thẻ TPBank phát triển bùng nổ với chiến lược cá nhân hóa sắc nét Một cổ đông ngoại bất ngờ rời khỏi danh sách nắm từ 1% vốn của TPBank

Khi ngân hàng thấu hiểu và đồng hành cùng doanh nghiệp trên hành trình chuyển đổi số

Thời đại chuyển đổi số đòi hỏi các doanh nghiệp phải hòa nhịp bằng việc ứng dụng công nghệ trong vận hành và giao dịch tài chính. Thấu hiểu sâu sắc nhu cầu của doanh nghiệp, các ngân hàng đã nghiên cứu và triển khai nhiều giải pháp tài chính đa năng với m

Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối Nhân viên Sacombank ủng hộ 1 ngày lương giúp đồng bào vượt thiên tai

Doanh nghiệp vẫn chưa dám vay vốn

Dù đã áp dụng nhiều giải pháp và cơ chế thúc đẩy, nhưng tăng trưởng tín dụng toàn ngành vẫn chưa đạt kỳ vọng khi nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, thận trọng với rủi ro nên chưa có nhiều nhu cầu vay vốn.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3 Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10

MB muốn huy động hơn 3.000 tỷ đồng từ trái phiếu nhằm tăng vốn cấp 2

MBBank cho biết, số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng vốn cấp 2 và cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu hoặc phục vụ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Cổ phiếu MBB vượt đỉnh thời đại MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Sacombank tung gói vay 15.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất chỉ từ 4,5%

Sacombank tiếp tục triển khai gói tín dụng ngắn hạn với quy mô 15.000 tỷ đồng dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu kinh tế trong quý cuối năm 2024.

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7,1%/năm Cơ hội thực tập và làm việc tại Sacombank dành cho sinh viên năm cuối