Kênh Quan Chánh Bố thông luồng sẽ thúc đẩy kinh tế ĐBSCL phát triển mạnh mẽ

Kênh Quan Chánh Bố được thông luồng, giúp tái khởi động tuyến dịch vụ kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ - Miền Trung - Miền Bắc mang đến giải pháp logistics trọn khâu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với những giá trị trên, Kênh Quan Chánh Bố được thông luồng sẽ góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại Đồng bằng Sông Cửu Long.

Gỡ “nút thắt” kìm hãm phát triển kinh tế ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống đường thủy huyết mạch thông qua Kênh Quan Chánh Bố cho tàu tải trọng lớn ra, vào sông Hậu. Sau khi Kênh Quan Chánh Bố thông luồng, tiềm năng logistics Đồng bằng sông Cửu Long phát triển, và trở thành điểm thu hút thêm các nhà đầu tư đến đầu tư phát triển kinh tế TP Cần Thơ nói riêng và khu vực nói chung.

Cuối tháng 12/2022, tại cảng Tân Cảng Cái Cui, TP. Cần Thơ, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) tổ chức “Lễ đón chuyến tàu Container Tan Cang Foundation vào cụm cảng Cần Thơ”; tái khởi động tuyến dịch vụ kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ - Miền Trung - Miền Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn khâu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL).

Chuyến tàu khởi hành tại Cảng Tân Cảng 128 (Hải Phòng) vào ngày 24/12/2022 và đến Cảng Tân Cảng Cái Cui vào ngày 29/12/2022, đã xếp dỡ được 174 teu hàng xuất và nhập. Tần suất: 2 chuyến/tháng trong giai đoạn đầu và có thể tăng dần để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Kế hoạch năm 2023, TCSG và VIMC mỗi bên sẽ đưa 1 tàu vào khai thác, với tần suất: Hải Phòng - TP.HCM - Cần Thơ - Hà Tĩnh (Cảng Vũng Áng) - Hải Phòng hoặc Hải Phòng - TP.HCM - Cần Thơ - Hải Phòng. Với việc thiết kế tuyến hành trình linh hoạt ghé Cảng Vũng Áng, hàng hoá tại ĐBSCL có thể vận chuyển trực tiếp đi thị trường Hà Tĩnh và Lào, giúp tối ưu chi phí và thời gian cho khách hàng so với phương thức hiện hữu. Tân Cảng Shipping là hãng tàu nội địa duy nhất cung cấp tuyến dịch vụ này.

Đại diện TCSG cho biết, sự kết hợp giữa hệ sinh thái TCSG và VIMC cùng lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng kinh tế của vùng ĐBSCL, cụm cảng Cần Thơ (Cảng Tân Cảng Cái Cui & Cảng Cái Cui) được kỳ vọng phát triển thành “chợ” container và trung tâm Logistics của vùng, qua đó thu hút các đội tàu trong và ngoài nước phát triển loại hình dịch vụ vận chuyển container trực tiếp đi từ các cảng ĐBSCL, mở ra triển vọng để TP Cần Thơ trở thành địa điểm gom hàng, tạo ra giải pháp kết nối chuỗi logistics từ cảng khu vực ĐBSCL đi cụm cảng khu vực TP.HCM, Cái Mép xuất tàu, hướng tới đi thẳng tuyến quốc tế Nội Á; tiết kiệm được thời gian và đến 40% chi phí vận chuyển cho khách hàng xuất nhập khẩu trong khu vực.

Mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế vùng ĐBSCL

Việc khai thác mở lại tuyến tàu container nội địa Cần Thơ từ Hải Phòng/Hà Tĩnh vào thẳng ĐBSCL/vào cụm cảng Cần Thơ là dấu ấn nổi bật cho kết nối liên vùng, tạo tiền đề kết nối thẳng ĐBSCL với cụm Cảng nước sâu Cái Mép và các dịch vụ các tàu quốc tế tuyến Nội Á, kết nối hàng hóa từ sân bay Quốc tế Cần Thơ trong tương lai, thúc đẩy kinh tế ĐBSCL với cả nước và quốc tế, phát triển trung tâm Logistics vùng ĐBSCL.

Nhận định về sự kiện thông luồng Kênh Quan Chính Bố, ông Nguyễn Văn Thành - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành 4 (Phước Thành 4) cho biết, hiện nay lượng gạo nội địa tương đối lớn việc mở lại tuyến tàu container nội địa sẽ giúp cho lượng gạo này lưu thông được thuận lợi hơn, như gạo đi miền Trung, miền Bắc ngược lại hàng hóa ở miền Trung, miền Bắc như nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, gốm sứ, vật liệu xây dựng, than đá... vận chuyển vào miền Tây dễ dàng hơn và có chi phí thấp.

Đối với xuất khẩu gạo trước đây khi chưa thông luồng Kênh Quan Chính Bố chỉ có tàu 5.000 tấn - 10.000 tấn đi vào nhưng nay không chỉ tàu container mà cả tàu rời 15.000 tấn cũng vào được giúp giải quyết chi phí vận chuyển. Hiện nay luồng Quan Chính Bố vận chuyển hàng nội địa là chính, còn vận chuyển hàng xuất khẩu sang cảng trung chuyển Singapore thì vẫn qua cảng Cát Lái ở TP.HCM.

Hiện nay chi phí logistics hàng xuất khẩu tuy chưa trở về vị trí thời trước dịch COVID-19 nhưng cũng đã giảm được 40% - 50% so với thời điểm chi phí logistics căng thẳng.

Do vậy, khi Kênh Quan Chính Bố thông luồng sẽ kéo giảm được từ 30% - 40% chi phí bốc dỡ, giúp các doanh nghiệp kinh doanh nội địa hưởng lợi nhiều hơn trong đó có doanh nghiệp kinh doanh gạo nội địa, vì nếu đưa hàng lên TP.HCM phải chịu tiền bốc dỡ cao hơn từ hai đến ba lần so với ĐBSCL, riêng gạo xuất khẩu vẫn phải về cảng Cát Lái nhưng vẫn có tàu rời ăn hàng ở cảng Cần Thơ và cảng Mỹ Thới.

Để giảm chi phí logistic cho ĐBSCL chính phủ và chính quyền địa phương đã mất nhiều năm tính toán và thời gian gần đây chính phủ đã nhiều lần họp với Bộ Giao Thông Vận Tải và các bên liên quan để giải quyết vấn đề Kênh Quan Chính Bố.

Khi Kênh Quan Chính Bố thông luồng thì chi phí vận chuyển hàng hóa đến và đi trong khu vực, nhất là các loại hàng hóa nặng, như phân bón, vật liệu xây dựng, chất đốt, thức ăn gia súc, thủy sản... hoặc hàng cồng kềnh doanh nghiệp sẽ sử dụng tàu lớn và đi theo sông Hậu về cảng Cần Thơ hoặc cảng Mỹ Thới những cảng này có khả năng bốc dỡ hàng tương đối tốt, chi phí bốc dỡ thấp, ước giảm được từ 20% - 30%.

“Chi phí đầu vào giảm thì chi phí sản xuất cũng giảm theo giúp người nông dân, người chăn nuôi được hưởng lợi, không chỉ vậy mà doanh nghiệp, người tiêu dùng của tất cả các ngành hàng đều được hưởng lợi. Đây là tin vui đối với các bà con nông dân người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất tất cả đều được hưởng lợi”, Tổng giám đốc Công ty Phước Thành 4 nói.

Doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu đang “ngóng” cảng Trần Đề

Theo một số thương nhân ở miền Tây cho biết luồng Quan Chính Bố chỉ có tàu container nhỏ vào được, và các tàu container của TCSG đa phần tàu container nội địa đi miền Trung, miền Bắc, còn các còn tàu container lớn vận chuyển hàng xuất khẩu vẫn phải vào cảng Cát Lái (cảng nước sâu).

Để hàng hóa ở ĐBSCL xuất khẩu trực tiếp phải qua cảng Trần Đề (thuộc cảng biển Sóc Trăng). Đây là nhóm dự án được ưu tiên đầu tư để trở thành cảng cửa ngõ khu vực ĐBSCL, với năng lực thông qua từ 30 – 35 triệu tấn/năm…

Khi dự án cảng Trần Đề hoàn thành sẽ trở thành cảng nước sâu tiếp nhận tàu tải trọng từ 20.000 đến 30.000 tấn, và khi các đường cao tốc đấu nối dọc, ngang từ TP.HCM đi Châu Đốc, Cần Thơ, Sóc Trăng hoàn thành sẽ tạo thành “xương sống logistics”, thúc đẩy kinh tế ĐBSCL phát triển mạnh mẽ. Vì khi đó doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu sẽ đưa hàng đến cảng Trần Đề xuất đi thẳng Singapore, Hồng Kông không qua cảng Cát Lái, giúp giảm chi phí vận chuyển từ 50% đến 60%, kéo giảm chi phí giá thành nông sản xuất khẩu, giảm áp lực cho doanh nghiệp và tăng tính cạnh tranh hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, nêu rõ: Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL...
Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh họa

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm doanh nghiệp xăng dầu không xuất hóa đơn bán lẻ điện tử

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các lực lượng chức năng xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử, kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.

Chat với BizLIVE