Hút về 120.000 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước thận trọng

Ngân hàng Nhà nước kết thúc năm 2022 với khác biệt lớn trong nhiều năm qua, thể hiện sự thận trọng trong điều hành.

Ngày 30/12, phiên giao dịch cuối cùng của năm 2022 khép lại với mức độ tham gia lớn của Ngân hàng Nhà nước trên các kênh điều tiết.

Trong phiên chốt sổ và “cân nguồn” cuối cùng của năm, nhu cầu hỗ trợ vốn ngắn hạn cho hệ thống ngân hàng khá lớn, và ngược lại vẫn có lượng lớn dư thừa ngắn hạn.

Cụ thể, phiên 30/12 trên thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước vừa bơm tới 17.368,5 tỷ đồng qua kênh cầm cố, nhưng đồng thời cũng hút về tới 24.400 tỷ đồng qua kênh tín phiếu. Cân đối chung, Nhà điều hành vẫn hút bớt về quanh 7.000 tỷ đồng ở đối ứng điều hòa trên, không tính lượng vay cầm cố và tín phiếu đáo hạn trong ngày.

Trước thềm phiên chốt năm, toàn hệ thống ghi nhận số dư lượng vốn Ngân hàng Nhà nước hút về qua phát hành tín phiếu lên tới suýt soát 120.000 tỷ đồng, chủ yếu kỳ hạn ngắn 7 ngày gối đầu thời gian gần đây. Dù cân đối chung vẫn có gần 52.000 tỷ đồng số dư nguồn bơm ra hỗ trợ, nhưng quy mô hút về qua tín phiếu như vậy rất lớn.

Một mặt diễn biến trên phản ánh nguồn vốn ngắn hạn vẫn dồi dào và thậm chí dư thừa trong hệ thống. Điểm quan tâm còn lại là sự điều hòa nhu cầu trong hệ thống vẫn chưa thực sự thông suốt, hay một số ngân hàng vẫn chưa thực sự gặp nhau trong giao dịch vốn: trong khi nhiều thành viên gửi tạm vốn về cất ở Ngân hàng Nhà nước thì ngược lại Nhà điều hành vẫn phải bơm hỗ trợ cho những thành viên khác thay vì họ trực tiếp khớp được nhau (lãi suất hai chiều này trong ngày 30/12 cùng 6%/năm).

Mặt khác, đáng chú ý hơn, đây là khác biệt đáng chú ý nhất trong nhiều năm qua ở hoạt động điều tiết nguồn của Ngân hàng Nhà nước. Quy mô hút về 120.000 tỷ đồng nói trên chưa từng có ở thời điểm chốt năm những năm gần đây; nếu thời điểm này các năm 2020 và 2021 toàn hệ thống chủ yếu tự cân đối, thì cuối 2018 đầu 2019 (trước COVID-19) Ngân hàng Nhà nước thậm chí còn phải bơm ròng gần 69.000 tỷ đồng số dư hỗ trợ cân đối nguồn.

Quảng cáo

Khác biệt lớn nói trên được nhìn về một số cân đối chính trên thị trường, cũng như thể hiện quan điểm thận trọng của Ngân hàng Nhà nước.

Trước hết, hiện tượng dư thừa vốn ngắn hạn trong hệ thống thể hiện rõ thời gian gần đây, khi lãi suất VND qua đêm trên thị trường liên ngân hàng liên tiếp giảm rất mạnh và rơi sâu, thấp điểm như phiên 29/12 xuyên thủng mốc 3% và chỉ còn quanh 2,93%/năm. Đến phiên chốt năm hôm nay, lãi suất VND qua đêm tạm bật mạnh trở lại lên gần 5% nhưng đà đứt gãy mạnh trước đó được xem là một trong những lý do để Ngân hàng Nhà nước hút mạnh tiền về như trên.

Điểm quan tâm tiếp theo, vì sao Ngân hàng Nhà nước không thả hẳn 120.000 tỷ đồng đó ra thị trường, khi mà vấn đề lãi suất tăng và bình ổn lãi suất đặt ra suốt thời gian qua và cả tới đây?

Nhà điều hành vẫn rất thận trọng trong mối quan hệ giữa lãi suất với áp lực tỷ giá, trong đó có cân đối chênh lệch lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Tỷ giá USD/VND hạ nhiệt mạnh một tháng trở lại đây nhưng áp lực vẫn tiềm tàng trong năm mới.

Cùng đó, chính sách tiền tệ càng thận trọng hơn trước áp lực lạm phát, dù vừa qua Ngân hàng Nhà nước có động thái nới lỏng chỉ tiêu tăng tín dụng năm 2022.

Cụ thể, số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, lạm phát cơ bản đã có 11 tháng liên tiếp tăng cao trong năm qua; đặc biệt tháng 12/2022 đã tăng tới 4,99% so với cùng kỳ 2021 - mức tăng mạnh nhất 10 năm qua.

Lạm phát cơ bản, hay lạm phát lõi, gắn với yếu tố tiền tệ, sau khi đã loại trừ các trọng số của hàng lương thực, thực phẩm, năng lượng… Chỉ số này tăng cao như trên khiến nhà điều hành chính sách tiền tệ càng phải thận trọng hơn, dù năm tới Quốc hội đã nới chỉ tiêu kiểm soát lạm phát chung ở 4,5% thay vì quen thuộc mốc 4% những năm qua.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất