Hút thêm khách hàng nhờ chuyển đổi số, Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý 1/2023

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - Mã: TCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2023 với những chỉ số tăng trưởng tích cực dù tình hình kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh vẫn gặp nhiều thách thức.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Hút thêm khách hàng nhờ chuyển đổi số, Techcombank báo lãi 5.600 tỷ đồng quý 1/2023

Hút thêm 424.000 khách hàng mới

Trong quý 1/2023, Techcombank đã thu hút thêm khoảng 424.000 khách hàng mới, nâng tổng số khách hàng lên 11,2 triệu trong đó 68% khách hàng mới của Techcombank đến từ những nền tảng số.

Khối lượng giao dịch qua kênh điện tử của khách hàng cá nhân trong quý 1/2023 của Techcombank cũng tăng 22,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 238,4 triệu giao dịch với giá trị giao dịch đạt 2,1 triệu tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhờ nỗ lực chuyển đổi số, Techcombank cũng đã đơn giản hóa quy trình thu hút và mở tài khoản cho các khách hàng doanh nghiệp, từ đó giúp tỷ lệ chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp tự thực hiện mở tài khoản online hoàn toàn đã tăng 7 lần so với thời điểm tháng 1 năm 2023.

Lợi nhuận 5.600 tỷ đồng trong quý 1/2023

Nhờ không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số nhằm thu hút thêm lượng lớn khách hàng, quý 1/2023, Techcombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt được 5,6 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với quý 4/2022.

Thu nhập lãi thuần tiếp tục là nguồn thu chính của ngân hàng với 6,5 nghìn tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Techcombank tăng 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,2 nghìn tỷ trong đó đáng chú ý là thu phí từ dịch vụ thẻ của ngân hàng tăng gấp 4 lần, đạt 455 tỷ đồng, số lượng giao dịch qua thẻ cũng tăng trưởng bền bỉ 23,3%.

Cùng với đó, thu từ thư tín dụng (LC), tiền mặt và các khoản thanh toán, thu phí dịch vụ ngoại hối (FX) cũng tăng trưởng ấn tượng, đóng góp lớn vào thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng.

Trong quý 1/2023, Techcombank ghi nhận chi phí hoạt động tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ. Hạng mục này ghi nhận tăng do ngân hàng tiếp tục đầu tư vào số hóa và công nghệ điện toán đám mây, dẫn tới chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 47% so với cùng kỳ, và chi phí công nghệ thông tin tăng 170%.

Tuy nhiên, những khoản đầu tư này đã giúp Techcombank tiếp tục nâng cao năng suất lao động của nhân viên, qua đó tiếp tục xây dựng vững chắc 3 trụ cột “Số hóa – Dữ liệu – Nhân sự” để hướng tới tầm nhìn “Chuyển đổi số ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.

Tỷ lệ CASA đạt mức 32%

Tính đến ngày 31/3/2023, tổng tài sản của Techcombank đạt 723,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 28,9% so với cùng kỳ năm ngoái, dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 4% so với cùng kỳ, và tăng 19,6% so với quý trước.

Tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đạt 387,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,1% so với quý trước, tương đương mức tăng 17,8% so với cùng kỳ. Trong đó, số dư tiền gửi có kỳ hạn đạt 263,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với quý trước và 61,3% so với cùng kỳ. Số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 124,1 nghìn tỷ, giảm 6,3% so với quý trước.

Trên báo cáo riêng lẻ, tín dụng của Techcombank cũng tăng trưởng 9,3% lên 486 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2023.

Tỷ lệ an toàn vốn cao, nợ xấu duy trì ở mức thấp

Tại thời điểm ngày 31/3/2023, tỷ lệ dự nợ cho vay so với tổng vốn huy động (LDR) của Techcombank đạt mức 81% với tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn ở mức 33,5%, đều thấp hơn so với giới hạn quy định.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II của ngân hàng tiếp tục được giữ ở mức 15%, tiếp tục duy trì vị thế đầu ngành và cao hơn gần gấp đôi so với yêu cầu tối thiểu 8,0% của trụ cột I, Basel II.

Tỷ lệ nợ xấu tại Techcombank duy trì ở mức thấp 0,85%, với tỷ lệ bao phủ nợ xấu lành mạnh đến 133,8%. Tỷ lệ nợ cần chú ý (B2) của ngân hàng cũng được giữ ổn định tại mức 1,9%.

Theo Lao động Công đoàn

Đọc tiếp

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Đến ngày 30/11/2023, tín dụng đối với nền kinh tế đạt khoảng 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 thấp hơn so với cùng kỳ các năm.

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: Sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay và không có chuyện phải xin room tín dụng

Trong thời gian tới, dứt khoát không có chuyện ngân hàng phải xin room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

BAC A BANK tiếp tục giảm lãi vay, đồng hành cùng doanh nghiệp

Với nỗ lực hỗ trợ doanh nghiệp hiện thực hóa các cơ hội kinh doanh trong ngắn hạn, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) gia hạn Gói tín dụng “Vay ưu đãi - Lãi tri ân” và nâng tổng hạn mức Chương trình lên tới 5.000 tỷ đồng, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay hấp dẫn, cải thiện hiệu quả hoạt động để hướng tới chiến lược phát triển dài hạn.

Nhịp cầu doanh nghiệp

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

TS. Nguyễn Quốc Hùng: Phong toả khoản đặt cọc để tránh sử dụng tiền sai mục đích, dẫn đến vi phạm pháp luật

Theo TS. Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng, đã là các khoản “đặt cọc, thế chấp, bảo lãnh” cho bất kỳ nghĩa vụ nợ nào, về nguyên tắc đều phải “phong tỏa”, để tránh trường hợp dùng số tiền đó sử dụng sai mục đích, dẫn tới vi phạm pháp luật.

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Hoàn thiện quy định pháp lý về chi trả tiền gửi được bảo hiểm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận nhiều vấn đề, trong đó, có đại biểu đặt vấn đề xem xét bổ sung chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) để thực hiện tốt vai trò trong quá trình tái cơ cấu các TCTD; nhất là trong việc chi trả cho người gửi tiền được bảo hiểm khi ngân hàng phá sản.

Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Thanh toán mã QR lên ngôi, ngân hàng đưa "công cuộc quét mã" ra cả nước ngoài

Hiện nay, thanh toán bằng mã QR đã trở nên phổ biến tại Việt Nam. Không dừng lại liên kết với các điểm bán hàng tại Việt Nam, các ngân hàng cũng đang tăng cường triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR xuyên biên giới. Ngân hàng số Digimi của Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) là một trong số ít các ngân hàng có tiện ích này và BVBank không tính phí chuyển đổi ngoại tệ.

Chat với BizLIVE