Hỗ trợ thị trường bất động sản: Cần cân nhắc thận trọng các rủi ro

Khi đánh giá các dự án và doanh nghiệp bất động sản, IMF khuyến nghị nên có bên thứ ba tham gia, như kiểm toán, để xem các dự án nào khó khăn tạm thời thì có giải pháp hỗ trợ.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. Nguồn: NHNN.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị. Nguồn: NHNN.

Sáng 3/4, phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho rằng để giải quyết khó khăn của nền kinh tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp theo nguyên tắc vướng mắc ở đâu thì tháo gỡ ở đó, và khi xử lý cần cân nhắc thận trọng các rủi ro.

Đối với hai thị trường đang gặp khó khăn là bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp, Thống đốc cho biết trong quá trình trao đổi với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), IMF có một số khuyến nghị mà NHNN cho rằng các bộ, ngành có thể cân nhắc. Đó là, khi đánh giá các dự án bất động sản, doanh nghiệp bất động sản, IMF khuyến nghị nên có bên thứ ba tham gia, như kiểm toán, để xem các dự án nào khó khăn tạm thời thì có giải pháp hỗ trợ.

Bên cạnh đó, cơ quan này cũng có quan điểm khi thực hiện các giải pháp cần tránh những rủi ro đối với bảng cân đối tài sản của hệ thống các TCTD; nhất là từ bài học của Mỹ vừa qua cho thấy phải kiểm soát rủi ro kỳ hạn bởi thị trường trái phiếu, bất động sản có kỳ hạn dài, khối lượng tiền lớn.

Về tình hình vĩ mô, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục bất trắc với hàng loạt tác động từ đại dịch COVID-19, xung đột Nga - Ukraine, sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ, châu Âu do rủi ro từ việc lấy vốn huy động ngắn hạn để đầu tư dài hạn, cũng như rủi ro khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng mạnh lãi suất…

“Sự bất ổn tài chính toàn cầu và sự sụp đổ của một số ngân hàng trên thế giới, trước mắt chưa tác động lớn đến tài chính tiền tệ Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn phải theo dõi sát vì thị trường biến động sẽ tác động đến dịch chuyển vốn giữa các nền kinh tế”, Thống đốc nhấn mạnh.

Thống đốc đánh giá, lạm phát các nước đã qua đỉnh nhưng vẫn còn ở mức cao. Và mặc dù chính sách tiền tệ của các quốc gia đã điều chỉnh giảm bớt sự thận trọng, nhưng vẫn đang theo hướng kiểm soát lạm phát. Điều này làm ảnh hưởng đến cầu tiêu dùng và đầu tư của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Về kinh tế trong nước, những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng là khó khăn chung của các nước trên thế giới, tăng trưởng thấp. Song điểm tích cực là lạm phát ở Việt Nam được kiểm soát ở mức 4,18%. Đây là thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân không gặp khó khăn trong vấn đề giá cả.

Ở trong nước, hệ thống ngân hàng của Việt Nam vẫn giữ được sự ổn định dù thị trường tài chính biến động, tình trạng một số ngân hàng trên thế giới sụp đổ. Trong quý 1/2023 có một diễn biến đáng chú ý, Tập đoàn SMBC – một trong những tập đoàn tài chính hàng đầu của Nhật Bản - đã có giao dịch trị giá 1,5 tỷ USD mua 15% vốn của một ngân hàng. Sự kiện này cho thấy nhà đầu tư vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam và những khó khăn chỉ là tạm thời trước mắt.

Quảng cáo

Đối với tăng trưởng GDP quý 1 chỉ đạt 3,32%, Thống đốc cho rằng, nguyên nhân từ phía cầu, cụ thể là cầu xuất khẩu tác động chủ yếu khiến GDP tăng thấp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giảm, giải ngân thực tế FDI giảm 2,2%, trong khi cùng kỳ tăng 7,8% cho thấy cầu về đầu tư giảm.

Giải ngân đầu tư công quý 1 đạt 10,3% so với kế hoạch; ngân sách bội thu; tiêu dùng tăng thấp;… Đối với lạm phát, lạm phát tháng 3 giảm 0,23%, lạm phát bình quân quý 1 tăng 4,18% lạm phát cơ bản bình quân quý 1 tăng 5,01%.

NHNN đã mua vào 4 tỷ USD trong quý 1/2023

Về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh như vậy, cũng như NHTW các nước trên thế giới, Thống đốc cho biết, NHNN đang phải đối mặt và chịu rất nhiều áp lực, vừa điều hành thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, nhưng vẫn phải đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ, ngoại hối…

Cũng trong quý 1/2023, NHNN đã điều tiết, mua 4 tỷ USD đồng nghĩa bơm tiền ra, giúp hệ thống hiện nay dồi dào thanh khoản. Sau Tết, tiền gửi tại hệ thống ngân hàng tăng khá cao trở lại.

Qua sự kiện rút tiền hàng loạt của SCB tháng 10 năm ngoái cũng như sự sụp đổ của một số ngân hàng ở Mỹ với bài học quản trị thanh khoản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN yêu cầu các ngân hàng tập trung hơn vào ổn định, an toàn, cũng như đáp ứng thanh khoản cho người dân.

Về tín dụng, hết quý 1 đã tăng 2,06%, đây là mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ của một số năm trước, ngoại trừ năm ngoái. Hiện nay, NHNN đang thực hiện một số giải pháp hỗ trợ tăng trưởng tín dụng thông qua điều tiết tiền tệ, cũng như đánh giá để đề xuất giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nhóm nợ.

Về lãi suất, năm ngoái lãi suất đã tăng cao nhưng từ đầu năm đến nay NHNN đã thực hiện các giải pháp và mặt bằng lãi suất đang có chiều hướng giảm. Vào cuối tuần trước NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành 0,5 - 1%/năm trên cơ sở lạm phát âm, Fed điều chỉnh lộ trình tăng lãi suất thấp và tỷ giá VND/USD ổn định. VND là một trong những đồng tiền ổn định nhất trong khu vực và trên thế giới.

Chia sẻ về định hướng giải pháp trong thời gian tới, Thống đốc cho biết, NHNN đang phối hợp với các bộ, ngành, để sửa đổi Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán TPDN để làm sao tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng, tránh rủi ro từ bài học của các ngân hàng Mỹ; đánh giá để có giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ.

Đối với chương trình hỗ trợ lãi suất, theo Thống đốc, NHNN cũng đã họp với các bộ, ngành liên quan và thống nhất không sửa Nghị định 31 bởi các quy định về đối tượng được quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội; và hiện nay các bộ, ngành đang xem xét đề xuất vấn đề chuyển nguồn.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

PVConnect OIL - “Trợ lý số” đắc lực dành riêng cho cửa hàng xăng dầu

Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh