Hàng hóa Việt Nam mới chiếm chưa đầy 2% tại EU sau 2 năm thực hiện EVFTA

Sau 2 năm thực hiện EVFTA, dù doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tăng tốc nhưng hàng hóa Việt Nam cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 2% thị phần của thị trường EU. Những mặt hàng thế mạnh chiến lược của Việt Nam thị phần rất ít và dư địa còn lớn.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thông tin được Bộ Công Thương cho biết tại hội nghị "Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA - thành tích, các vấn đề tồn tại và giải pháp tận dụng hiệu quả", tổ chức ngày 27-12.

Theo ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công thương, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020 - thời điểm đại dịch Covid-19 diễn ra phức tạp không chỉ ở Việt Nam mà còn ở EU và trên toàn thế giới nhưng trao đổi thương mại hai chiều nói chung và xuất khẩu sang EU nói riêng vẫn tăng trưởng ấn tượng.

Trong năm đầu thực thi EVFTA, trao đổi thương mại song phương đạt 54,9 tỷ USD, tăng 12,1% so với giai đoạn cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 34,5 tỷ USD, tăng 11,3% và sang năm thứ hai sang năm thứ hai đạt 61,4 tỷ USD, tăng gần 11,9%, trong đó xuất khẩu đạt 45 tỷ USD, tăng 17%.

Riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều đạt 57 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 43,5 tỷ USD, tăng 21%. Đáng chú ý, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều ghi nhận mức tăng trưởng rất tích cực như dệt may (tăng 24%), giày dép (tăng 19%), thủy sản (tăng 41%)…

“Những kết quả tích cực nói trên cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng tương đối hiệu quả các cơ hội từ EVFTA” ông Trần Quốc Khánh nhấn mạnh.

Toàn cảnh Hội nghị "Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, tổ chức sáng ngày 27/12
Toàn cảnh Hội nghị "Tổng kết 2 năm thực thi Hiệp định EVFTA, tổ chức sáng ngày 27/12

Doanh nghiệp vẫn còn sợ không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của EU

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Kinh doanh xuất khẩu Tập đoàn Lộc Trời cho biết, ngay từ khi hiệp định có hiệu lực, doanh nghiệp đã khai thác rất tốt thị trường EU.

“Năm 2018, tập đoàn xuất khẩu vào thị trường EU hơn 2.000 tấn gạo; 2019 là 8.000 tấn; 2020 là 11.000 tấn; 2021 là 12.000 tấn và năm 2022 tính đến thời điểm hiện tại là khoảng trên 24.000 tấn”, ông Nguyễn Văn Hiếu thông tin.

Đại diện Tập đoàn Lộc Trời cũng thừa nhận, dù còn nhiều dư địa để đưa gạo Việt Nam vào thị trường EU, song thách thức đặt ra là yêu cầu nghiêm ngặt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Bởi chỉ một lô hàng bị kiểm tra mà phát hiện vi phạm thì tên doanh nghiệp sẽ nằm trong danh sách đen, hết đường sang EU.

"Chúng tôi mất hai năm làm thương hiệu, quan trọng là chất lượng ổn định theo khách yêu cầu. Vì vậy, rất mong muốn Nhà nước hỗ trợ cấp vốn tín dụng cho nông dân, an tâm sản xuất gạo cao cấp. Đề xuất xây kho ngoại quan để tăng sản lượng cũng như đàm phán với EU để tăng hạn ngạch lên gấp đôi" ông Hiếu đề nghị.

Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU có tốc độ tăng trưởng cao, nhưng số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, dư địa của thị trường EU còn rất lớn với giá trị nhập khẩu lên tới 2.500 tỷ USD hàng hóa mỗi năm.

Dù doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng tăng tốc nhưng hàng hóa Việt Nam cũng mới chỉ chiếm chưa đầy 2% thị phần của thị trường EU. Những mặt hàng thế mạnh chiến lược của Việt Nam thị phần rất ít và dư địa còn lớn.

“Doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay vẫn còn gia công khá nhiều, những doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu xuất khẩu sang EU hiện chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp vẫn còn sợ không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của EU”, ông Ngô Chung Khanh cho hay.

Doanh nghiệp phải chủ động hơn nữa

Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang EU, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết, dù thị trường thế giới luôn rộng mở với mặt hàng thực phẩm thiếu yếu rau củ quả, song kim ngạch xuất khẩu rau củ quả của Việt Nam hiện chỉ chiếm 1% trên thế giới.

Trong khi đó, các EVFTA dù mang lại thuận lợi cho Việt Nam giao thương với các nước, nhưng muốn tận dụng triệt để thì doanh nghiệp phải chủ động hơn nữa.

“Việt Nam phải sản xuất ra những mặt hàng cùng một tiêu chuẩn để có thể bán đi EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... và trong nước đều được. Và quan trọng nữa là nhà nông và doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ để giúp nền nông nghiệp phát triển bền vững, xuất khẩu ngày càng tăng” ông nêu rõ.

Ông Ngô Chung Khanh cho hay, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các tỉnh thành, xác định một đến hai mặt hàng chiến lược có thế mạnh của tỉnh, sau đó để cùng xây dựng các chương trình tuyên truyền hỗ trợ. Cùng với đó, thay vì những hội nghị chung chung thì Bộ sẽ có những buổi tọa đàm, tập huấn sát hơn để tuyên truyền cho doanh nghiệp.

"Tuy nhiên, quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chủ động và tự tin, tôi đã từng gặp những doanh nghiệp đầu tư rất bài bản, công nghệ tốt, nhưng lại không tự tin, họ sợ rằng không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang EU", ông Khanh nhấn mạnh.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

EVNGENCO3 sẵn sàng sản xuất điện cao điểm mùa khô 2024

Tổng Công ty Phát điện 3 (EVNGENCO3) đã và đang thực hiện đồng bộ các biện pháp để đảm bảo đáp ứng tốt phương thức huy động của Hệ thống điện Quốc gia góp phần cung ứng điện an toàn, ổn định, tin cậy trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Chat với BizLIVE