Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

Cổ phiếu STB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đang là một trong những trường hợp hiếm hoi có sự vững vàng về xu hướng ở nhóm ngân hàng trong bối cảnh thị trường còn khá ảm đạm.

Gỡ dần nút thắt, STB

Kỳ vọng tích cực

Kể từ sau phiên giao dịch 24/10/2024, nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đã được chứng kiến những phiên giao dịch "ngược gió" của cổ phiếu STB trong bối cảnh chỉ số VN-Index đang có chuỗi ngày giao dịch ảm đạm.

Nếu như chỉ số VN-Index vẫn còn cách đỉnh thời đại 18% thì STB chỉ còn cách đỉnh lịch sử hơn 3% sau phiên giao dịch 08/11/2024. Cùng với đó, STB cũng đang nằm trong số ít các cổ phiếu ngân hàng còn giữ được xu hướng tăng ngắn hạn.

Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường
Cổ phiếu STB nằm trong số ít các cổ phiếu ngân hàng giữ được xu hướng tăng ngắn hạn.

Đây là những dấu hiệu cho thấy những kỳ vọng tích cực đang xuất hiện trong giới đầu tư sau gần 8 năm Ngân hàng được tái cơ cấu lại.

Các nút thắt của quá trình tái cơ cấu đang dần được tháo gỡ trong thời gian vừa qua. Cụ thể, STB đã bán đấu giá thành công khoản nợ xấu trị giá 7.900 tỷ đồng liên quan đến Khu công nghiệp Phong Phú. STB đã thu hồi được 20% tổng giá trị bán đầu giá thành công và sẽ được thanh toán thêm 40% trong năm 2024 và 40% còn lại trong năm 2025.

Vướng mắc lớn nhất cản trở STB “về đích” liên quan đến xử lý khoản nợ xấu được bảo đảm bằng 32,5% vốn của nhóm ông Trầm Bê đang được VAMC nắm giữ. Hiện phương án đấu giá đã được trình lên Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Theo lộ trình đã được đặt ra, STB sẽ hoàn tất đề án trong năm 2025 do đó những vận động của giá cổ phiếu và các thông tin liên quan đến đấu giá 32,5% cổ phần STB sẽ luôn có sức hút với nhà đầu tư.

Quảng cáo

Theo thống kê, tính đến hết phiên 08/11, thành tích tăng giá của STB đạt 27%, đứng thứ 8 trong nhóm cổ phiếu Ngân hàng. Quy mô vốn hóa của STB đã được mở rộng lên gần 67 nghìn tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ P/B xấp xỉ 1,3 lần.

Lợi nhuận 2024 có thể tăng 21%

Tổng doanh thu hoạt động (TOI) và Lợi nhuận sau thuế - Cổ đông thiểu số trong quý III/2024 của STB đạt lần lượt 7.238 tỷ đồng (+22% so với cùng kỳ) và 2.201 tỷ đồng (+35% so với cùng kỳ). Động lực tăng trưởng chính đến từ tăng trưởng tín dụng tích cực, NIM và CIR cải thiện.

Được biết, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2024 đạt 8,9%, gần tương đương với mức tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống là 9%. Trong khi đó, tăng trưởng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 11%, cao hơn tăng trưởng tín dụng là 8,9%.

Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTCK Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra dự báo cả năm 2024 của STB với tổng thu nhập hoạt động và LNST có thể đạt lần lượt 29.148 tỷ đồng (+11%) và 9.378 tỷ đồng (+21%). Dự báo được dựa trên cơ sở STB có thể đạt tăng trưởng tín dụng 14%; dự phòng rủi ro tín dụng ở mức 2.728 tỷ đồng, giảm so với 2023 khi hoàn thành trích lập xong trái phiếu VAMC; và NIM giảm nhẹ xuống 3,68%.

Thêm vào đó, việc hoàn tất đề án cơ cấu sẽ cũng giúp chất lượng tài sản của STB được phản ánh lại trong thời gian tới. Sau khi đã đấu giá thành công KCN Phong Phú, Ngân hàng có thể ghi nhận hoàn nhập và cải thiện KQKD trong năm 2025 sau khi đã nhận được đẩy đủ khoản thanh toán của bên mua tài sản.

Tương tự, nếu NHNN phê duyệt phương án đấu giá 32,5% cổ phần STB, BVSC kỳ vọng số tiền trúng thầu có thể giúp STB hoàn nhập một phần hoặc toàn bộ dự phòng khoản nợ xấu.

Sau khi hoàn thành đề án tái cơ cấu, STB có thể thực hiện đầy đủ các hoạt động, có thể trả cổ tức cũng như tăng vốn điều lệ để gia tốc tăng trưởng.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Nỗ lực cao nhất để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng

Bộ trường Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khẳng định, các cơ quan quản lý nhà nước đã rất chủ động và nỗ lực giải quyết các điểm nghẽn của thị trường giúp nâng cao khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo điều k

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN Việt Nam vừa đánh dấu cột mốc quan trọng trong mạng lưới cơ quản lý thị trường toàn cầu

UBCKNN ký kết Biên bản Ghi nhớ Đa phương về Giám sát của APRC, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác về hoạt động giám sát thị trường chứng khoán với các cơ quan quản lý các nước và vùng lãnh thổ.

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng Năm 2025 là mục tiêu phấn đấu để nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi

Áp sát mốc 1.300 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp

Rung lắc đã xuất hiện ngay sau phiên đáo hạn phái sinh tháng 02 nhưng các cổ phiếu Ngân hàng vẫn kịp "nắn" chỉ số tăng trở lại. Qua đó, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có tuần tăng điểm thứ 5 liên tiếp.

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam? Thị trường chứng khoán Phố Wall sụt giảm do triển vọng ảm đạm của Walmart

Chứng khoán ACBS hướng đến cho vay margin tăng trưởng 75% trong năm 2025

Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) đã đưa ra phương hướng hoạt động năm 2025 trong đó đề cập đến mở rộng quy mô cho vay giao dịch ký quỹ dự kiến tăng trưởng 75% so với năm 2024.

Chứng khoán ACBS sắp nâng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng Chứng khoán ACBS đã được UBCK chấp thuận cho đợt tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng

Thị trường không có rung lắc trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 2

Dù có trạng thái tăng "gap up", sắc xanh của VN-Index vẫn được duy trì cho tới hết phiên giao dịch. Sự kiện đáo hạn phái sinh tháng 02/2025 hầu như không tạo ra ảnh hưởng rõ ràng lên thị trường.

Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Khi nào khối ngoại dừng đà bán ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

“Chừng nào FED chưa có dấu hiệu thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ một cách mạnh mẽ, dòng vốn ngoại vẫn chưa sẵn sàng quay trở lại các thị trường cận biên như Việt Nam”, chuyên gia VNDRIECT dự báo.

Phiên 18/2: Khối ngoại tiếp chuỗi "xả hàng" 12 phiên liên tiếp, ngược chiều gom hơn trăm tỷ một mã chứng khoán Khối ngoại đảo chiều sau 12 phiên bán ròng, nhiều cổ phiếu thị trường tăng trần