Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Ngày 1/4, Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 với kế hoạch kinh doanh thận trọng. Tuy nhiên, lãnh đạo FPTS cho rằng việc hoàn thành mục tiêu trong năm là không dễ do sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành.

Chủ tịch FPTS: Khó đạt kế hoạch 2025 do cạnh tranh khốc liệt

Báo cáo tại Đại hội, ban lãnh đạo FPTS cho biết lợi nhuận trước thuế đã thực hiện năm 2024 đạt 513 tỷ đồng, nhưng kế hoạch năm 2025 chỉ đặt mục tiêu 500 tỷ đồng.

Công ty sẽ trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 5%, tương đương hơn 150 tỷ đồng và phát hành tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ 10%.

Cùng với đó sẽ phát hành gần 10 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2025, tương ứng tỷ lệ gần 3%. Lượng cổ phiếu này sẽ được giải tỏa theo tỷ lệ 50% sau một năm và 50% sau hai năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Các đợt trả cổ tức và phát hành sẽ được triển khai trong quý II-III/2025.

Chủ tịch Chứng khoán FPTS: Không dễ đạt được các con số kế hoạch 2025
ĐHĐCĐ thường niên 2025 của Chứng khoán FPT.

Trong phần thảo luận với cổ đông, lãnh đạo FPTS và đại diện SBI đã có những trao đổi với cổ đông về nhiều vấn đề. Đầu tiên, về khả năng tận dụng sự hỗ trợ từ FPT để có nguồn vay với lãi suất ưu đãi.

Quảng cáo

Ông Nguyễn Điệp Tùng, Tổng Giám đốc FPTS cho biết, Tập đoàn FPT dù đang nắm giữ lượng tiền mặt lớn nhưng chỉ mang tính thời điểm và là pháp nhân riêng đem lại lợi ích cho cổ đông FPT.

Các giao dịch của FPTS với FPT cần được cổ đông FPT thông qua và việc trông đợi vào "bầu sữa" của FPT cũng không đảm bảo cho sự phát triển của Công ty.

Về kế hoạch lợi nhuận năm 2025, ông Nguyễn Điệp Tùng cho biết, dựa trên đánh giá thị trường, ngành chứng khoán đang cạnh tranh khốc liệt với chiến lược Zero-fee của các đối thủ dẫn đến doanh thu môi giới giảm đi nhiều. Ngoài ra, lãi suất margin cũng phải giảm. Như vậy, không thể nói rằng tình hình sẽ tích cực với các CTCK dù năm 2025 đang có những kỳ vọng mới.

Theo ông Tùng: "FPTS chưa thấy rõ những động lực tăng trưởng mạnh nên đặt kế hoạch tương tự 2024. Thực tế, với bối cảnh cạnh tranh các công ty chứng khoán, cũng không dễ đạt được các con số kế hoạch năm 2025".

Về tăng vốn, ông Tùng cho biết sẽ đi cùng bài toán sử dụng vốn một cách hiệu quả. Cổ đông muốn tăng vốn cũng cần đặt hỏi: doanh nghiệp sử dụng vào mục đích gì, có an toàn hiệu quả không? Việc cứ huy động vốn đua theo các đối thủ không phải là phương án tốt. Do đó ban lãnh đạo chưa đưa ra kế hoạch tăng vốn trong năm 2025.

Trong khi đó, khi được hỏi về sự đồng hành của cổ đông SBI, thành viên HĐQT người Nhật Bản, ông Kenji Nakanishi cho biết việc đồng Yên giảm mạnh giúp chi phí vốn đang rẻ đi tại Nhật. Tuy nhiên, đầu tư nước ngoài thực tế sẽ trở nên đắt đỏ do cần hedging các rủi ro về tỷ giá. Ở góc độ cổ đông lớn nhất, SBI cởi mở trước các cơ hội đầu tư tại Việt Nam và đánh giá tích cực về tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.

Về định hướng hoạt động tự doanh, ông Tùng khẳng định: FPTS không tự doanh trên sàn để tránh mâu thuẫn với quyền lợi cổ đông. Do đó, FPTS sẽ không mở rộng tự doanh. FPTS chỉ đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp chưa lên sàn. Khoản đầu tư vào MSH cũng là khoản tự doanh duy nhất. Công ty đã đồng hành cùng MSH hơn 1 thập kỷ và chưa có nhu cầu chốt lời trong năm 2025. Trong trường hợp thị trường có thay đổi, Công ty sẽ phải có hành động.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Kịch tính kiểm định đáy 2, thị trường đã có lúc giảm 70 điểm

Thị trường đã có một phiên biến động lớn khi có thời điểm chỉ số VN-Index giảm tới 70 điểm cùng nhiều Bluechips xuất hiện giá sàn. Dù vậy, cuối phiên, biên độ giảm đã kịp thời thu hẹp lại và VN-Index đóng cửa ở ngày đáy 2.

Thị trường tìm sự cân bằng giữa rủi ro thuế quan 2025 và cơ hội kết quả kinh doanh quý I Thị trường vẫn cần thêm thời gian để kiểm tra đáy 2

Margin cao kỷ lục, công ty chứng khoán còn bao nhiêu room cho vay?

Tỷ lệ Margin/VCSH tại ngày 31/3 tăng mạnh lên xấp xỉ 100%, cao nhất trong vòng 12 quý nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với giai đoạn VN-Index trên đỉnh 1.500 điểm hồi cuối 2021 đến đầu 2022.

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025 Cổ phiếu bật tăng kịch trần, mẹ con Chủ tịch DIC Corp Nguyễn Hùng Cường vẫn bị “call margin”

Góc nhìn chuyên gia: Thị trường không dành cho người nôn nóng "bắt sóng"

Theo chuyên gia, quý 2 sẽ là giai đoạn thử thách thực sự cho thị trường, không phải để kỳ vọng vào lợi nhuận tăng vọt, mà để đánh giá mức độ thích ứng và sức đề kháng của doanh nghiệp trong một môi trường có thể biến động rất nhanh.

Chứng khoán DNSE dẫn đầu thị phần tài khoản chứng khoán mở mới, đạt 33% toàn thị trường Quý I, Chứng khoán HSC đạt 863 tỷ đồng doanh thu, dư nợ cho vay 20.000 tỷ đồng