Giới chức Mỹ sẽ làm gì để ngăn hiệu ứng domino từ vụ sụp đổ của SVB?

Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư lớn trong ngành công nghệ và tài chính Mỹ đang kêu gọi giới chức nước này hành động quyết liệt để bảo vệ người gửi tiền và chặn tác động dây chuyền từ vụ việc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh: Investopedia
Ảnh: Investopedia

Cuối tuần này, thị trường tài chính thế giới “rúng động” với thông tin ngân hàng ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), ngân hàng cho vay lớn thứ 16 của Mỹ với tổng tài sản ước tính khoảng 200 tỷ USD, sụp đổ.

Trong bối cảnh đó, các thành viên trên thị trường tài chính đang dự báo nhiều về hướng giải quyết của chính phủ Mỹ và đặc biệt là Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) và Bộ Tài chính Mỹ.

Ngoài ra, cũng không ít ý kiến lo ngại về khả năng sự sụp đổ của SVB và tác động dây chuyền lên hệ thống tài chính Mỹ cũng như hệ thống tài chính toàn cầu.

Nhiều nhân vật nổi tiếng trong thung lũng Silicon và ngành tài chính đang công khai kêu gọi chính phủ liên bang cử ra một ngân hàng tiếp quản tài sản và chịu các trách nhiệm liên quan của ngân hàng SVB sau khi tổ chức tài chính này đóng cửa vào ngày thứ Sáu.

Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Mỹ (FDIC) sẽ chấp nhận chi trả 250.000USD cho mỗi người gửi tiền, số tiền này có thể bắt đầu được chi trả ngay từ ngày thứ Hai tuần tới (ngày 13/3/2023).

Tuy nhiên, phần đông các khách hàng của SVB là những doanh nghiệp hiện đang nắm lượng tiền gửi lớn hơn ngưỡng này tại ngân hàng. Tính đến tháng 12/2022, hơn 95% tiền gửi tại ngân hàng không được đảm bảo, theo hồ sơ công bố.

Phần lớn những đối tượng gửi tiền ở đây là doanh nghiệp khởi nghiệp, rất nhiều trong số này đang sợ hãi với khả năng họ sẽ không thể có tiền trả lương cho nhân viên trong tháng này, kết quả nó sẽ tạo ra làn sóng sụp đổ và sa thải trong ngành công nghệ.

Nhà đầu tư lo ngại về khả năng những vụ sụp đổ kiểu như vậy có thể làm suy giảm niềm tin trong ngành ngân hàng, đặc biệt những ngân hàng quy mô trung bình với dưới 250 tỷ USD tiền gửi. Nhóm các ngân hàng nói trên không thuộc nhóm “quá lớn để sụp đổ” và không cần phải trải qua các đợt rà soát hoặc kiểm tra về mức độ an toàn tài chính từng được áp dụng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Nhà đầu tư mạo hiểm kiêm cựu CEO ngành công nghệ, ông David Sachs, kêu gọi chính phủ Mỹ đưa ra một ngân hàng khác tiếp quản tài sản của ngân hàng SVB: “Ông Powell ở đâu? Bà Yellen ở đâu? Hãy ngừng ngay cuộc khủng hoảng này. Thông báo rằng tất cả người gửi tiền đều an toàn. Hãy để một trong bốn ngân hàng lớn tiếp quản SVB. Hãy làm điều này trước khi hiệu ứng lây lan xảy ra và cuộc khủng hoảng sẽ lan rộng”.

Nhà đầu tư mạo hiểm Mark Suster cũng đồng thuận với ý kiến này: “Tôi hoài nghi về những gì họ sẽ làm. Tôi dự báo sẽ có những tuyên bố được đưa ra vào ngày Chủ Nhật. Chúng tôi sẽ chờ xem. Tôi thực sự hy vọng như vậy nếu không ngày thứ Hai sẽ là ngày tệ hại của thị trường”.

So sánh những vụ việc sụp đổ ngân hàng lớn nhất Mỹ

So sánh những vụ việc sụp đổ ngân hàng lớn nhất Mỹ

Nhận định về hướng giải quyết của giới chức Mỹ với vụ việc ngân hàng SVB, ông Phan Lê Thành Long, giám đốc AFA Research & Education (AFA), phân tích: “Nhiều người nhầm tưởng rằng Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) sẽ ngăn chặn người dân rút tiền hàng loạt, nhưng không phải, FDIC sẽ can thiệp khi ngân hàng đã đổ vỡ, vì FDIC đứng về phía người gửi tiền, gồm cả tiền gửi có và không có bảo hiểm.

Trong thông cáo của FDIC, người gửi tiền có bảo hiểm sẽ được chi trả ngay sáng thứ Hai tới. Trong khi người gửi tiền không có bảo hiểm sẽ được chi trả phần lãi trong vòng tuần tới, và FDIC sẽ bán tài sản của SVB để chi trả.

Để thực hiện, FDIC tạo ra một ngân hàng với tên gọi Deposit Insurance National Bank of Santa Clara (DINB). DINB không phải là một ngân hàng hiện hữu cho mục đích kinh doanh mà được gọi là ”ngân hàng bắc cầu” (Bridge bank)”.

Cũng theo ông Long, quy mô tổng tài sản của SVB chỉ 200 tỷ USD, nhỏ hơn ngân hàng Bear Stearns trước đây với 350 tỷ USD, nhất là ở thời kỳ này quy mô của các ngân hàng toàn cầu đã lớn hơn rất nhiều thời 2008. Quy mô tổng tài sản của Lehman Brothers khi phá sản là 600 tỷ USD.

Ông Long phân tích trong giai đoạn 2007 và nửa đầu 2008, giới tài chính toàn cầu không ai nghĩ đến biến cố khủng như Lehman, dù Bear Stearns đã “khai nòng” ra đi vào tháng 3/2008. Nội tại của thị trường tài chính tại Mỹ đã quá bất ổn năm 2007 khi giá tài sản bị thổi quá cao, và khi tài sản cơ sở là bất động sản suy yếu đã tạo ra những cú sốc, và khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều mà không ai mong đợi, đã xảy ra.

Với SVB, quy mô và độ phủ thị trường không lớn, tập người gửi tiền phần nhiều là tech start-up/VC vốn đã mạo hiểm. FDIC đã mạnh dạn xử lý sớm SVB thì về cơ bản tác động dây chuyền không đáng ngại, ông Long nhận định.

Phía giới chức Mỹ cũng đã và đang hành động quyết liệt để ngăn tác động lây lan của cuộc khủng hoảng liên quan đến SVB. Trước tiên, họ đang đảm bảo cho quyền lợi của nhân viên SVB, dự kiến sẽ sớm có thông báo liên quan đến bảo hiểm cho các khoản tiền gửi.

Theo Lao Động và Công Đoàn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE