Giao dịch cầm chừng sau phiên trả điểm

VN-Index thu hẹp biên độ lại rất hẹp trong phiên giao dịch thứ 2 sau kỳ nghỉ lễ. Khớp lệnh của sàn đạt chưa tới 7.000 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Định vị thị trường

3 phiên giảm điểm của chứng khoán Mỹ đã triệt tiêu hết toàn bộ những thành quả đã có ở tuần trước. Tuy nhiên, để các chỉ số có thể xuất hiện một nhịp giảm sâu hơn thì sẽ cần đến những thông tin đủ sức mạnh để kích hoạt các hành động bán tháo tại thị trường nước.

Kịch bản này không được loại trừ hoàn toàn nhưng các diễn biến hiện tại của HĐTL của chỉ số Dow Jones cho thấy nhà đầu tư chưa đánh giá cao. Tại thời điểm đầu phiên chiều nay, Dow Jones Futures hiện còn đang tăng nhẹ.

Các chỉ số chứng khoán tại châu Á cũng gần như không có biến động khác thường. Biên độ của các chỉ số chủ yếu trong biên độ hẹp với một số thị trường tăng điểm như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia. VN-Index thuộc nhóm giảm điểm nhưng so với phiên hôm qua, biên độ cũng đã gần như không còn đáng kể.

Chất xúc tác

2 thông tin có ảnh hưởng nhất ngày hôm qua là số liệu PMI và thông tin về giá điện sẽ được tăng từ 4/5. Với số liệu PMI, việc tiếp tục lùi sâu xuống 46,7 điểm sẽ có những tác động nhất định tới tâm lý tới nhà đầu tư. Trong khi đó, việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng tới thu nhập của người tiêu dùng và tăng chi phí tại các doanh nghiệp.

Các sự kiện này nhìn chung đều sẽ buộc nhà đầu tư phải có thêm thời gian để đánh giá lại cơ hội và triển vọng của các doanh nghiệp. Phản ứng của thị trường trong phiên đầu tiên trở lại sau nghỉ lễ là chưa đủ để kết luận khi VN-Index trả lại hết điểm số kiếm được của phiên 28/4.

Nguồn BSC.

Nguồn BSC.

Hiện vai trò của tiền nội vẫn đang là chủ chốt khi khối ngoại liên tiếp bán ròng. Phiên hôm qua, họ đã rút ra hơn 320 tỷ đồng trên HOSE và tới hôm nay là 175 tỷ đồng. Theo ghi nhận từ nhóm các quỹ ETFs, iShare (-25,3 triệu USD), FUEVFVND (-11,4 triệu USD) là 2 quỹ bị rút ròng mạnh nhất trong vòng 1 tuần trở lại đây.

Vận động nhóm ngành

Sự lấn lướt của nhóm Bluechips hôm qua đã ảnh hưởng tới bức tranh chung của thị trường. Dù cho vẫn có những điểm sáng thì nhiều mã vẫn bị lu mờ. Kịch bản này cũng ít nhiều được lặp lại ở phiên hôm nay.

Các mã PSH (+7%), VIX (+3,53%), SBT (+3,76%), VHC (+3,3%), BFC (+6,6%), LSS (+6,54%), SBT (+3,76%) vẫn nhận được sự quan tâm của dòng tiền nhỏ lẻ nhưng cũng không giúp cho sắc xanh có được độ phủ rộng. Thị trường vẫn có hơn 50% mã giảm.

Rổ VN30 ghi nhận 20 mã giảm với biên độ đều chỉ dưới 2%. Lực lượng các mã này là đã gây ra áp lực chung lên chỉ số và phải cần đến VCB (+1,5%) và MSN (+3,4%) xuất hiện đối ứng để triệt tiêu bớt ảnh hưởng.

VN-Index tiếp tục phải chờ đợi dòng tiền ở vùng 1.040 điểm. Chỉ số chốt phiên giảm 0,3 điểm xuống 1.040,31 điểm (-0,03%). Giá trị giao dịch của cả sàn hụt đi so với phiên hôm qua, đạt 9.302 tỷ đồng. Nếu loại đi hoạt động thỏa thuận lên tới hơn 3.600 tỷ đồng, khớp lệnh của HOSE chỉ đạt khoảng 6.900 tỷ đồng.

Sự cầm chừng của VN-Index cũng ảnh hưởng rõ rệt tới 2 sàn còn lại. Tổng giá trị giao dịch của HNX và UPCoM đạt hơn 1.400 tỷ đồng. Biên độ của 2 chỉ số đều rất hẹp: HNX-Index giảm 0,17% trong khi UPCoM-Index tăng 0,38%.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC).

Tổng Giám đốc HSC: Thị phần môi giới cá nhân có thể tăng gấp đôi, trái phiếu doanh nghiệp là mảng kinh doanh mới

Ông Trịnh Hoài Giang, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) đánh giá triển vọng mảng môi giới cá nhân đã khởi sắc trở lại bất chấp sức ép cạnh tranh lớn từ các đối thủ. Ngoài ra, tiết lộ sự chuẩn bị tham gia của công ty vào tự doanh trái phiếu doanh nghiệp.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE