Giảm tốc giải ngân, khối ngoại có sớm chấm dứt chuỗi mua ròng lớn nhất 10 năm?

"Vốn ngoại vào ào ạt nhưng sẽ không nhanh đi, ít nhất cho đến khi thị trường tăng rất nhanh về vùng trung bình 10 năm qua thì có thể khối ngoại sẽ bán để chốt lời", ông Huỳnh Minh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT nhận định.

Thời gian gần đây, sự trở lại mạnh mẽ của khối ngoại đã góp phần không nhỏ giúp thị trường chứng khoán (TTCK) hồi phục nhanh chóng sau khi trôi về đáy hai năm vào giữa tháng 11.

Theo thống kê, khối ngoại đã mua ròng gần 19.000 tỷ đồng trong một tháng gần đây. Trong một tháng qua, khối ngoại chỉ bán ròng nhẹ trong hai phiên (18 và 21/11) và đang có chuỗi 19 phiên mua ròng liên tiếp với giá trị mua ròng nhiều phiên lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong một số phiên gần đây, động thái mua ròng của nhà đầu tư đang có dấu hiệu chậm lại. Câu hỏi đặt ra là liệu khối ngoại có sớm chấm dứt chuỗi mua ròng khi thị trường đã hồi phục tương đối từ đáy?

Vốn ngoại vào ào ạt nhưng sẽ không nhanh đi

Nêu quan điểm về vấn đề này tại Talkshow "Chọn danh mục: Chờ tín hiệu tích cực", ông Huỳnh Minh Tuấn, Founder, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư FIDT, Giám đốc môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng nền tảng hiện tại của TTCK là vĩ mô, tâm lý, dòng tiền đã ổn định trở lại. Quanh vùng 1.000 điểm có thể khẳng định thị trường đang tạo đáy. Và có một yếu tố tích cực là ngoại hối đang gia tăng mua ròng rất mạnh trên thị trường.

Theo đó, trong vòng gần hai tháng qua, lượng mua ròng của khối ngoại thông qua các quỹ ETF và quỹ đầu tư thông qua các ngân hàng giải ngân vào thị trường Việt Nam đạt hơn 1 tỷ USD. Đây là đợt mua ròng lớn nhất 10 năm qua của thị trường.

"Tại sao khối ngoại lại mua ròng đột biến như vậy?", ông Tuấn đặt vấn đề và cho biết, trong quá trình làm tư vấn cho một số nhà đầu tư ông đã hỏi họ về việc đang mua vào khi thấy thị trường đang rẻ?

Tuy nhiên, thực tế không hẳn vậy mà đầu tư tài chính phải có độ “nhạy”. Ví dụ giai đoạn hiện nay động thái của Fed không còn khó đoán nữa, vĩ mô thuận lợi, Fed có thể đạt mức lãi suất kỳ vọng khoảng 5%, các yếu tố ủng hộ dòng tiền vào thị trường cận biên khi đã có sự sụt giảm mạnh. Lúc này các "cá mập" toàn cầu sẽ nhìn vào các thị trường đã giảm sâu nhất giai đoạn vừa rồi, thậm chí giảm sâu hơn sức khoẻ nội tại mà không phải do khủng hoảng gì, chỉ là khủng hoảng thanh khoản thì khi vượt qua khủng hoảng thanh khoản, nối lại cung tiền, bài toán sẽ ổn định.

Theo ông Tuấn, sau khi doanh nghiệp phải tự tái cơ cấu thì mọi chuyện đều giải quyết được, khúc định giá rẻ là khúc cần phải ra tay. Chưa kể hiện nay một yếu tố rất kỹ thuật như tỷ lệ margin đã giảm mạnh. Nếu như đầu quý 1/2022 lượng margin gần 250.000 tỷ đồng (tương đương hơn 10 tỷ USD) thì hiện nay theo dự đoán của ông Tuấn chỉ còn khoảng 40%, tức là thị trường đã giảm đòn bẩy, mọi thứ ổn định.

"Khúc này chúng ta không cần bi quan nữa vì đã vượt qua khó khăn rồi, đã có sự 'quay xe' chính sách, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục giải ngân vào thị trường khi mức định giá vẫn duy trì quanh mức hiện tại. Do đó, con số giải ngân sẽ không dừng lại con số 1 tỷ USD. Quỹ ngoại đang nghỉ dài dịp Noel và Tết Dương lịch, sang năm dòng vốn ngoại sẽ dồi dào hơn, đặc biệt là ba dòng vốn ngoại từ Đài Loan, Thái Lan và Mỹ", ông Tuấn nhận định.

Ông Huỳnh Minh Tuấn phân tích thêm, vốn ngoại trên thị trường hiện có 3 luồng chính: Các quỹ chủ động có bộ phận nghiên cứu thiên về lựa chọn doanh nghiệp, đầu tư; Các quỹ thụ động phân bổ vào các rổ chỉ số ETF; Các quỹ ẩn danh, pháp nhân ngoại mà không phải quỹ…

Tổng thể số liệu cho thấy các quỹ này mua rất mạnh trong vòng 45 ngày gần đây. Lý do bởi họ đặt cược rằng câu chuyện khủng hoảng thanh khoản sẽ được giải quyết khi sửa đổi Nghị định 65.

Việc sửa Nghị định 65 sẽ làm câu chuyện khủng hoảng thanh khoản vơi đi, room tín dụng tăng lên (tăng thêm 2% từ nay đến cuối năm và năm sau có room mới). Theo đó, câu chuyện khủng hoảng đã được xử lý và vùng giải ngân vừa rồi ở 9,5-10 lần là quá rẻ. Thêm nữa, chúng ta cũng vừa công bố đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 700 tỷ USD chứng tỏ, nước ta là nơi có vị trí địa lý xuất nhập khẩu thuận lợi.

Quảng cáo

"Tôi cho rằng vốn ngoại vào ào ạt nhưng sẽ không nhanh đi, ít nhất cho đến khi thị trường tăng rất nhanh về vùng trung bình 10 năm qua thì có thể họ sẽ bán để chốt lời", ông Tuấn nhận định.

"Các ETF khu vực Đài Loan, Thái Lan rất quan tâm thị trường Việt Nam, họ nói rằng Việt Nam đang tái lập như họ 10-20 năm trước. Những dòng vốn ở đây mang tính trung và dài hạn nên sẽ chưa thấy vấn đề ở câu chuyện đảo chiều dòng vốn. Tôi kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ gia tăng", ông Tuấn nói thêm.

Còn vừa rồi quỹ ngoại bán ào ạt, theo ông Tuấn đó là do các quỹ chủ động bị rút vốn mạnh nên phải bán cổ phiếu để cân đối vốn cho nhà đầu tư rút về. Còn các ETF và quỹ ẩn danh thì có tính trung và dài hạn hơn.

Thị trường đang tạo đáy trung và dài hạn

Chung nhận định, ông Phùng Trung Kiên, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán AIS cho rằng, trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2023 lãi suất của Mỹ dự kiến sẽ chạm đỉnh và bắt đầu sẽ giảm dần trong những tháng đầu tiên của 2024, khi đó chứng khoán cũng sẽ chạm đáy trung và dài hạn.

Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó và đã có hai đợt tăng lãi suất, đưa lãi suất điều hành tăng thêm 2%. Tuy nhiên, áp lực tăng lãi suất của Việt Nam đến từ tỷ giá, không phải vì lạm phát. Tỷ giá VND/USD hơn một tháng trước đã chạm ngưỡng 25.000 đồng, nhưng đến thời điểm hiện tại đã bắt đầu giảm, đã về dưới mức 24.000 đồng nên đã giảm bớt áp lực nâng lãi suất lên Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới. Chúng ta vẫn hoàn thành giữ lạm phát dưới 5% và GDP đạt 5,5% là tối thiểu.

"Cá nhân tôi đánh giá sẽ không có đợt nâng lãi suất nào trong 6 tháng đầu năm 2023. Chính sách tiền tệ như vậy sẽ tốt cho TTCK, cho thị trường tài chính", ông Kiên nói.

Trên cơ sở đó, ông Kiên cho biết, AIS dự báo trong quý 4/2022 hoặc muộn nhất là tháng 1/2023, TTCK Việt Nam sẽ hình thành đáy trung và dài hạn. Do đó là chưa phải muộn để mua mới, tích luỹ tài sản vào lúc này. Ít nhất là đến quý 1/2023, trước khi ăn Tết hoặc sau khi ăn Tết xong vẫn còn thời gian để tham gia mua vào những doanh nghiệp đứng đầu các ngành nghề, đặc biệt là một số ngân hàng, doanh nghiệp bất động sản, vật liệu xây dựng lớn...

"Bản thân những quỹ ETF, những quỹ nước ngoài cũng đã mua rất tích cực trong thời gian vừa qua. Chúng ta nên tận dụng những lúc thế này để đầu tư vào những doanh nghiệp đứng đầu mỗi ngành nghề", ông Kiên nói thêm.

Theo ông Kiên, ở thời điểm hiện tại, khối ngoại đánh giá TTCK Việt Nam đang có định giá ở mức thấp. AIS cũng đánh giá hiện định giá của thị trường Việt Nam đang ở mức thấp hơn cả thời điểm địa dịch COVID bùng phát. P/E của thị trường đang ở mức tương đương năm 2011-2012 và thấp hơn một số các nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc. Vậy nên khối ngoại đánh giá đấy là cơ hội. Trong năm 2023, 2024 sẽ có sự cải thiện hơn về mặt chính sách, lãi suất, chính sách tiền tệ nên khối ngoại khả năng sẽ tiếp tục mua vào.

Ông Kiên phân tích, khối ngoại tham gia với tầm nhìn tối thiểu trên 1 năm, trong 2022 hầu hết các quỹ của nước ngoài có tỷ suất lợi nhuận khá là kém. Quỹ hoạt động tốt nhất ở thời điểm hiện tại ghi nhận mức -32% còn các quỹ khác là -40%, bằng mức giảm của TTCK. Khi đó họ quan tâm nhiều hơn đến tương lai và tận dụng giai đoạn này để mua nhiều thêm các cổ phiếu tốt.

Một số quỹ đang có dự định sau khi Noel kết thúc họ sẽ "raising funds", tìm thêm các nguồn tiền để tham gia mua vào giai đoạn này và giúp cho danh mục hiện tại giảm bớt áp lực về thua lỗ.

Ông cho biết, dòng tiền khối ngoại tham gia chủ lực vào thị trường Việt Nam qua hai hình thức là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Việt Nam vẫn là một trong các môi trường thu hút FDI tốt khi có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng, cơ sở logistics và cơ chế chính sách rất khuyến khích cho các doanh nghiệp FDI.

Việt Nam cũng có lực lượng lao động đông đảo với hơn 35 triệu dân đang trong độ tuổi lao động, được đào tạo bài bản và chi phí nhân công thấp. Nên các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam rất nhiều. Trong năm 2023 câu chuyện về FDI và xuất nhập khẩu sẽ là hai câu chuyện quan trọng.

Ngoài FDI thì FII là dòng vốn đầu tư gián tiếp cũng sẽ đầu tư vào các thị trường tài chính như các quỹ ngoại đầu tư vào các doanh nghiệp trên sàn.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất