Giá vé máy bay quốc tế đến và đi từ châu Á đang có xu hướng giảm

Giá vé máy bay quốc tế đến và đi từ châu Á đang hạ do các hãng hàng không Trung Quốc đẩy mạnh dịch vụ xuyên biên giới, trong bối cảnh nhu cầu du lịch hậu đại dịch giảm dần.

vna-potal-vu-roi-may-bay-o-trung-quoc-hang-hang-khong-china-eastern-tam-dung-khai-thac-may-bay-boeing-737-800-stand-20230411213308-20240816161146.jpg
Máy bay của hãng hàng không China Eastern Airlines. Ảnh: AFP/TTXVN

Đại diện của một công ty du lịch ở thành phố Thâm Quyến của Trung Quốc cho biết so với kỳ nghỉ hè năm ngoái, giá các gói du lịch đã giảm đáng kể. Ví dụ, một chuyến du lịch đến Nhật Bản có giá khoảng 6.000 NDT (839 USD) mỗi người, giảm khoảng 1.000-2.000 NDT so với năm ngoái.

Các gói du lịch có giá rẻ hơn là nhờ giá vé máy bay giảm. Theo số liệu từ công ty theo dõi dữ liệu du lịch Trung Quốc DAST, giá vé trung bình cho một chuyến bay quốc tế trong kỳ nghỉ Hè năm nay là 2.183 NDT, giảm 26% so với năm 2023 và giảm 12% so với năm 2019, tức trước đại dịch COVID-19.

Chính sách "Không COVID" mà Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho đến tháng 1/2023 đã làm chậm sự phục hồi hoàn toàn của ngành hàng không và du lịch của nước này. Các chuyến bay nội địa tiếp tục hoạt động vào năm 2023, nhưng các chuyến bay quốc tế chỉ bắt đầu phục hồi rõ ràng trong năm nay.

Theo Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc, số lượng chuyến bay trên các tuyến quốc tế được dự đoán đạt 80% mức của năm 2019. Một số hãng hàng không lớn không chỉ mở lại các chuyến bay mà còn mở thêm các tuyến mới và mở rộng các tuyến bay hiện có.

Tính đến tháng Bảy, hãng hàng không China Eastern Airlines đã khai trương các tuyến bay mới giữa Thượng Hải với Vienna (Áo) và Marseille (Pháp). Hãng hàng không này cũng đã tăng số chuyến bay đến London (Anh) và Madrid (Tây Ban Nha).

Còn hãng hàng không China Southern Airlines đã mở một tuyến bay thẳng mới nối Quảng Châu với thủ đô Budapest của Hungary. Hãng hàng không Juneyao Airlines cũng mở thêm ba tuyến bay thẳng mới kết nối Thượng Hải với Brussels (Bỉ), Athens (Hy Lạp) và Manchester (Anh).

Quảng cáo

Nhìn chung, các tuyến nối Trung Quốc với Malaysia, Singapore, Anh và Italy có nhiều chuyến bay hơn vào tháng Bảy năm nay so với năm 2019. Vào tháng Sáu, các hãng hàng không Trung Quốc chiếm 74% số chuyến bay giữa Trung Quốc và châu Âu.

Một yếu tố khác thúc đẩy xu hướng này là việc các hãng hàng không lớn của Trung Quốc không bị cấm bay qua không phận Nga. Điều này mang lại lợi thế về thời gian và chi phí so với các hãng hàng không châu Âu, vốn phải đi đường vòng.

Việc mở rộng các chuyến bay của các hãng hàng không Trung Quốc đang khiến giá vé giảm trên toàn bộ các tuyến bay liên quan đến châu Á.

Theo American Express Global Business Travel, giá vé máy bay châu Á-châu Âu sẽ rẻ hơn 3,4% trong năm nay đối với hạng vé phổ thông và giảm 4% đối với hạng thương gia.

Tình hình nguồn cung gia tăng và giá vé giảm này đang gây áp lực lên lợi nhuận của các hãng hàng không lớn của châu Âu, từ đó cản trở sự phục hồi toàn diện của ngành hàng không.

Doanh thu bình quân mỗi khách hàng của hãng hàng không Lufthansa (Đức) đã giảm 10% trên các tuyến bay châu Á trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái và tổng lợi nhuận ròng giảm 47%.

Biên lợi nhuận hoạt động của British Airways cũng sụt giảm trong quý II, nên hãng này đã quyết định tạm dừng tuyến London đến Bắc Kinh từ cuối tháng 10. Số lượng chuyến bay hàng ngày đến Hong Kong (Trung Quốc) của hãng cũng giảm từ hai xuống một chuyến.

Các hãng hàng không châu Á cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Mặc dù khối lượng hành khách của Singapore Airlines tăng 14%, nhưng lợi nhuận ròng của hãng hàng không này lại giảm 38% do giá vé máy bay thấp hơn.

Ngành hàng không có thể sẽ phải đối mặt với một môi trường khó khăn trong thời gian tới. Hãng hàng không Ryanair của Ireland cảnh báo rằng giá vé máy bay sẽ "giảm đáng kể" so với mùa Hè trước.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc

Quyết định của Chính phủ Mỹ về việc tăng thuế đối với xe điện và một số loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích từ chính các ngành công nghiệp nội địa Mỹ.

Nga tăng thuế nhập khẩu hoa và đồ uống có nồng độ cồn trên 9% từ một số nước Nguyên nhân Mỹ trì hoãn tăng thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc chi tiêu cho các dự án hạ tầng toàn cầu cao gấp 9 lần Mỹ

Giai đoạn 2013-2021, Trung Quốc đã cho vay 679 tỷ USD dành cho các dự án hạ tầng toàn cầu như cao tốc, nhà máy điện và viễn thông, trong khi đó, Mỹ chỉ cung cấp 76 tỷ USD cho các dự án tương tự.

Các công ty tiêu dùng lớn của Mỹ lo ngại về sự suy yếu tại thị trường Trung Quốc Giá tiêu dùng tại Trung Quốc trong tháng 7/2024 tăng nhanh hơn dự kiến

Lạm phát giá nhà tại Mỹ có thể hạ nhiệt trong năm 2025

Theo nghiên cứu được chi nhánh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại San Francisco, lạm phát giá nhà ở tại Mỹ có thể sẽ giảm trong năm 2025, khi khoảng cách giữa cung và cầu nhà ở được thu hẹp.

Giá vàng "nín thở" chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất vào tháng tới

Thời đại tiền rẻ và lãi suất 0% có thể đã vĩnh viễn kết thúc

Một phân tích mới từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Richmond nói rằng, nếu cứ hy vọng quay trở lại những ngày lãi suất 0%, tiền rẻ… sẽ là hy vọng vô ích.

FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn? Đồng USD chịu áp lực trước triển vọng Fed hạ lãi suất

Kinh tế thế giới cần chuẩn bị gì cho kịch bản Fed sắp hạ lãi suất?

Một số nhà phân tích chỉ ra rằng tốc độ cắt giảm lãi suất của Fed vẫn chưa rõ ràng và chi phí đi vay cao do lãi suất cao sẽ tồn tại trong một thời gian, tiếp tục kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Chứng khoán Mỹ “xanh mướt”, Dow Jones tăng hơn 450 điểm sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell tuyên bố đã đến lúc cắt giảm lãi suất FED ra tín hiệu cắt giảm lãi suất, giá dầu bật tăng: Thị trường sắp có điều chỉnh lớn?