Giá dầu giảm không ngừng trước những dự báo kinh tế suy thoái

Ngày thứ Tư, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay ước tính khoảng 460.000 thùng cho đến 2,64 triệu thùng dầu/ngày.

Giá dầu giao hợp đồng tương lai giảm phiên thứ 3, nguyên nhân chính do những lo lắng về triển vọng nhu cầu, sự tăng giá của đồng USD và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ vẫn tiếp tục nâng lãi suất.

Cả Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đều đã hạ dự báo về triển vọng nhu cầu dầu. Trong tuần trước, cùng với các nước đồng minh trong đó có Nga, OPEC đã hạ mạnh sản lượng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày. Quyết định này lập tức khiến cho giá dầu tăng mạnh.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 1,84USD/thùng tương đương 2% xuống 92,45USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đóng cửa phiên giảm 2,08USD/thùng tương đương 2,3% xuống 87,27USD/thùng.

Ngày thứ Tư, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm nay ước tính khoảng 460.000 thùng cho đến 2,64 triệu thùng dầu/ngày bởi nói đến việc Trung Quốc tái áp dụng các biện pháp phong tỏa để kiềm chế dịch COVID-19 và lạm phát cao.

“Kinh tế thế giới đã bước vào giai đoạn vô cùng bất ổn và thách thức leo thang”, OPEC nhấn mạnh trong báo cáo gần đây.

Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã hạ dự báo kỳ vọng về sản xuất và nhu cầu dầu tại Mỹ cũng như toàn cầu. Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng tiêu thụ năng lượng Mỹ nhiều khả năng sẽ chỉ tăng ước tính 0,9% trong năm 2023, giảm đáng kể so với dự báo 1,7% trước đó. Còn trên phạm vi toàn thế giới, tiêu thụ dầu ước tính sẽ chỉ tăng 1,5%, giảm đáng kể so với dự báo 2%.

“Tâm lý của nhà đầu tư đang không phải dựa trên sự đi xuống của nền kinh tế mà phụ thuộc vào nỗi lo sợ sẽ có kịch bản đi xuống của nền kinh tế”, chuyên gia phân tích tại Price Futures Group ở Chicago – ông Phil Flynn phân tích.

Quảng cáo

Thị trường năng lượng hiện đang chịu nhiều áp lực còn do đồng USD mạnh. Đồng USD đã tăng giá mạnh so với nhiều loại tiền tệ có lợi suất thấp như đồng yên. Cam kết của Fed trong việc giữ lãi suất ở mức cao để ngăn lạm phát đã khiến cho lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng cao, đồng USD vì vậy có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Chủ tịch Fed tại Minneapolis – ông Neel Kashkari vào ngày thứ Tư cho biết Ngân hàng Trung ương sẽ vẫn giữ nguyên định hướng hiện tại bởi hiện chưa có đủ bằng chứng cho thấy lạm phát hiện đã được kiềm chế.

Nỗi lo ngại về lạm phát đã trở lại với thị trường năng lượng và tài chính Mỹ trong ngày thứ Tư khi mà các chỉ số mới công bố cho thấy chỉ số giá bán buôn tăng mạnh hơn so với kỳ vọng. Đồng USD mạnh hơn khiến cho các loại hàng hóa được định giá bằng đồng USD trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác, đồng thời nó gây sức ép lên dầu và nhiều loại tài sản rủi ro cao.

Quyết định giảm sản lượng mới nhất của OPEC không khỏi khiến cho phía Mỹ tức giận, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thề sẽ có những động thái cứng rắn trong quan hệ với Saudi Arabia bởi nguồn cung dầu toàn cầu vốn đã thiếu hụt.

Doanh nghiệp năng lượng nhà nước Nga Transneft vào ngày thứ Tư công bố đã nhận được thông báo từ doanh nghiệp Ba Lan PERN về sự cố rò rỉ dầu tại hệ thống đường ống Druzhba.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF vào ngày thứ Ba công bố rằng kinh tế thế giới đang hướng đến “khoảng thời gian bão tố” khi mà quỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm tới, đồng thời cảnh báo về khả năng suy thoái kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách không xử lý tốt cuộc chiến chống lạm phát, theo nội dung báo cáo mới nhất được IMF công bố.

Đánh giá bi quan này được đưa ra trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) mà IMF mới công bố trong cuộc họp thường niên giữa Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF.

Cuộc họp này diễn ra trong một khoảng thời gian có nhiều căng thẳng khi mà vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng vẫn tồn tại, căng thẳng Nga – Ukraine đã dẫn đến tình trạng giá thực phẩm và năng lượng tăng trong năm vừa rồi, chính vì vậy các quan chức ngân hàng trung ương Mỹ buộc phải nâng mạnh lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế.

IMF vẫn duy trì dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng, theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay thế nhưng nhiều khả năng sẽ giảm tốc còn 2,7% trong năm 2023, thấp hơn so với tính toán trước đây. Tuy nhiên ở thời điểm đầu năm nay, IMF dự báo kinh tế thế giới tăng trưởng 4,4% trong năm 2022 và 2,8% trong năm 2023, như vậy có thể thấy rõ ràng triển vọng kinh tế đã xấu đi đáng kể trong nhiều tháng trở lại đây.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực

Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết

Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ

Thương hiệu Mỹ lo ngại làn sóng tẩy chay

Trong bối cảnh các công ty đang nỗ lực ứng phó với loạt thuế quan trả đũa của Tổng thống Mỹ Donald Trump, tâm lý chống Mỹ hướng vào các thương hiệu Mỹ đang nổi lên như một mối lo ngại mới.

Ba kịch bản tác động từ việc Hòa Kỳ áp thuế đối ứng tới Việt Nam Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4)

Thái Lan có thể "bốc hơi" khoảng 2,58 tỷ USD doanh thu vì thuế Mỹ

Thái Lan có thể chịu khoản lỗ doanh thu ước tính 900 tỷ baht (khoảng 2,58 tỷ USD) do chính quyền Mỹ áp dụng mức thuế quan có đi có lại 36% đối với hàng xuất khẩu của Thái Lan sang Mỹ.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Giá gạo Thái Lan thấp nhất trong hơn hai năm Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ

Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.

Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong 16 năm Chính thức áp thuế chống bán phá giá tôn mạ xuất xứ Trung Quốc, Hàn Quốc

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?