Ấn Độ, Trung Quốc chạy đua mua gom dầu Nga giá rẻ

Nhiều nước trên thế giới đã tranh thủ cơ hội dầu của Nga được bán với mức giá thấp hơn nhiều so với thị trường để mua gom, bỏ qua lệnh trừng phạt mà phía Mỹ áp dụng.

Giá dầu cao và việc nhiều nước đua nhau mua dầu của Nga đã khiến cho các biện pháp trừng phạt chống lại nước này không còn có nhiều tác dụng..

Xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga sang Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng đáng kể từ khi Nga và Ukraine leo thang căng thẳng vào đầu năm nay, chính vì vậy phía Nga có nguồn thu ngay cả khi mà xuất khẩu nhiên liệu của Nga sang Mỹ, châu Âu và Nhật giảm chóng mặt.

Giá trị xuất khẩu năng lượng của Nga sang Trung Quốc trong tháng 7-8 năm 2022 tăng 17% tương đương 30 triệu euro so với thời gian tháng 2-3 của năm nay, theo số liệu từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch – tổ chức nghiên cứu của Ba Lan. Xuất khẩu than đá tăng 53% còn xuất khẩu dầu tăng 16%.

Xuất khẩu nhiên liệu từ Nga sang Ấn Độ tăng chóng mặt trong cùng khoảng thời gian trên và như vậy ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất so với các thị trường khác trên thế giới. Nhập khẩu dầu thô Nga của Ấn Độ tăng nhanh, Nga trở thành nước cung cấp dầu lớn thứ 2 cho Ấn Độ trong khi đó vào năm 2021, Nga mới chỉ đứng ở vị trí thứ 10, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.

Tổng xuất khẩu dầu, than đá và khí đốt trong tháng 7 và tháng 8/2022 giảm đến 18% so với tháng 2 và tháng 3. Xuất khẩu khí đốt thông qua hệ thống đường ống giảm 56%, xuất khẩu xăng hạ 34% còn xuất khẩu than đá giảm 29%. Xuất khẩu dầu thô trong khi đó tăng 19%.

Năng lượng là một ngành then chốt của Nga, dầu và khí đốt chiếm khoảng 40% doanh thu của chính phủ. Để chặn Nga tiếp cận với nguồn tài chính cần thiết để chi tiêu đẩy cao căng thẳng với Ukraine, Mỹ, Nhật và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại các sản phẩm dầu và than đá của Nga.

Quảng cáo

Kết quả, xuất khẩu nhiên liệu của Nga sang EU giảm 35%. Xuất khẩu nhiên liệu của Nga sang Mỹ và Anh giảm ước chừng khoảng 90%, sang Nhật giảm 70%. Xuất khẩu của Nga sang ba thị trường này ước tính khoảng 250 triệu euro/ngày.

Thế nhưng nếu tính tổng, xuất khẩu năng lượng của Nga nói chung giảm ít hơn rất nhiều, ước tính khoảng 170 triệu euro/ngày bởi Moscow đã thành công trong việc bán dầu sang những nước không tham gia vào quyết định trừng phạt của phương Tây ví như Trung Quốc hay Ấn Độ.

Xuất khẩu nhiên liệu từ Nga sang các nước Trung Đông ví như các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Ai Cập đồng thời tăng. Nhóm nước này được cho là nhập khẩu dầu thô của Nga sau đó xử lý thành các sản phẩm hóa dầu và xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới.

Cụ thể, cảng Fujairah tại UAE vốn được coi như trung tâm trung chuyển xuất khẩu các sản phẩm xăng dầu, trộn lẫn với các sản phẩm của Nga. Khi mà các biện pháp trừng phạt đối với sản phẩm khí đốt và dầu của Nga bị phương Tây áp dụng chặt chẽ hơn, Nga vẫn tiếp cận được với khách hàng toàn cầu thông qua bên thứ ba.

Giá trị xuất khẩu nhiên liệu của Nga sang Thổ Nhĩ Kỳ tăng khoảng 20%. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, cho đến nay Thổ Nhĩ Kỳ đã không ngừng chỉ trích việc Nga để leo thang căng thẳng với Ukraine, tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không ủng hộ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

Vào tháng 9/2022, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã công bố rằng Nga đang giảm giá bán dầu cho nhóm nước mới nổi và rằng bà đã có thông tin chắc chắn về việc Nga giảm giá bán dầu 30% cho một số nước. Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng tuyên bố không loại bỏ khả năng sẽ nhập khẩu dầu Nga, ông Widodo nói rằng Indonesia sẽ theo dõi và cân nhắc tất cả mọi lựa chọn.

Giá năng lượng tăng cao đã làm giảm đi tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế. Theo CREA, Nga kiếm được tổng số khoảng 158 tỷ euro từ nhiên liệu hóa thạch trong khoảng thời gian 6 tháng sau khi để leo thang căng thẳng với Ukraine. Tuy nhiên, chi phí của Nga tiêu tốn cho căng thẳng trên trong cùng thời gian ước tính khoảng 100 tỷ euro.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro