Giá dầu có tháng tăng đầu tiên trong nửa năm

Tổng thống Biden kêu gọi Quốc hội Mỹ tính đến việc yêu cầu các doanh nghiệp dầu nộp thuế cao hơn hoặc phải chịu các biện pháp hạn chế.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giảm bởi kỳ vọng rằng sản xuất tại Mỹ sẽ tăng trưởng, ngoài ra số liệu kinh tế từ Trung Quốc cũng như các biện pháp kiểm soát COVID-19 gây ra sức ép lên nhu cầu.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai giảm 94 cent tương đương 0,98% xuống 94,83USD/thùng. Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao hợp đồng tương lai hạ 1,37USD/thùng tương đương 1,6% xuống 86,53USD/thùng. Cả hai loại giá dầu như vậy có tháng tăng đầu tiên tính từ tháng 5/2022. Giá dầu WTI tăng 8,9% trong tháng 10/2022.

Sản lượng dầu tại Mỹ tháng 8/2022 tăng lên gần 12 triệu thùng dầu/ngày, ngưỡng cao nhất tính từ đại dịch COVID-19, theo số liệu của chính phủ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nhiều khả năng sẽ kêu gọi các doanh nghiệp dầu và khí đốt đầu tư lợi nhuận kỷ lục mà họ có được nhằm giảm chi phí cho các hộ gia đình Mỹ, theo một quan chức Nhà Trắng cho hay.

Tổng thống Biden kêu gọi Quốc hội Mỹ tính đến việc yêu cầu các doanh nghiệp dầu nộp thuế cao hơn hoặc phải chịu các biện pháp hạn chế. Trước đây, Tổng thống Mỹ đã từng vận động các doanh nghiệp dầu mở rộng quy mô sản xuất chứ không sử dụng lợi nhuận cho việc mua lại cổ phiếu và cổ tức.

Chính quyền Biden cho đến nay đã dựa vào việc sử dụng đến nguồn cung từ Dự trữ Chiến lược Quốc gia (SPR) để làm hạ nhiệt tình trạng nguồn cung. Ước tính khoảng 1,9 triệu thùng dầu được xả từ SPR trong tuần trước trong kế hoạch xả 180 triệu thùng dầu của chính phủ.

Trong khi đó, hoạt động sản xuất tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, bất ngờ sụt giảm trong tháng 10/2022, theo kết quả các cuộc khảo sát mới nhất. Hoạt động này chịu áp lực bởi việc nhu cầu toàn cầu đi xuống cũng như các biện pháp hạn chế thời kỳ đại dịch COVID-19 gây tổn hại đến hoạt động sản xuất.

Giám đốc điều hành quỹ SPI Asset Management, ông Stephen Innes, nhận xét: “Chỉ số khảo sát sức mua suy giảm không khỏi tạo ra thêm nỗi lo cho các thị trường năng lượng. Thực ra cũng không khó để có thể hiểu mối quan hệ giữa việc chỉ số PMI yếu đi và chính sách không COVID-19 của Trung Quốc”.

Cũng theo ông Innes, chừng nào các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ còn được áp dụng, chừng ấy khó lòng mong giá dầu bật mạnh.

Các biện pháp kiểm soát COVID-19 chặt chẽ ở Trung Quốc đã gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh và kinh tế và làm suy giảm nhu cầu dầu. Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong khoảng 3 quý đầu của năm giảm 4,3% so với cùng kỳ và như vậy ghi nhận năm giảm đầu tiên tính từ năm 2014.

Trong khi đó, kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu nhiều khả năng sẽ bước vào suy thoái, chỉ số hoạt động kinh doanh khu vực này tháng 10/2022 tăng trưởng nhanh nhất trong gần 2 năm, kết quả cuộc khảo sát của S&P Global Survey cho hay.

Các nhà hoạch định chính sách thuộc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đang đứng đằng sau những kế hoạch không ngừng nâng lãi suất ngay cả nếu kinh tế châu Âu suy thoái và gây ra tình trạng bất đồng chính trị.

Vào ngày thứ Hai, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã nâng dự báo giá dầu trung và dài hạn, đồng thời khẳng định khoản đầu tư 12,1 nghìn tỷ USD là hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu này bất chấp sự dịch chuyển năng lượng.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE