Doanh nghiệp dồn dập trả cổ tức tiền mặt trong tháng cuối cùng của năm 2022

Trong tháng cuối cùng của năm tài chính năm 2022, một loạt doanh nghiệp thông báo chốt quyền trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ thực hiện từ 5-30%.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thống kê từ 22/11 đến 23/12, có hàng chục doanh nghiệp thực hiện giao dịch không hưởng quyền để trả cổ tức bằng tiền mặt.

Trong đó, Tập đoàn Bảo Việt (mã BVH) là doanh nghiệp có tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt cao nhất với tỷ lệ 30,261%, tức nhà đầu tư nắm giữ 100 cổ phiếu BVH sẽ được nhận 302.610 đồng. Ngày chốt danh sách nhận cổ tức là 25/11 và dựkiến thực hiện là 28/12/2022.

Bảo Việt hiện có vốn điều lệ 7.423 tỷ đồng nên sẽ cần chi khoảng 2.246 tỷ để hoàn thành đợt cổ tức này. Hai cổ đông lớn nhất của Bảo Việt là Bộ Tài chính và Sumitomo Life Insurance với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 65% và 22% vốn điều lệ tại Bảo Việt sẽ được nhận tương ứng 1.460 tỷ đồng và 494 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) cũng vừa thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 30%, tương ứng một cổ phần nhận được 3.000 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 20/12/2022 và ngày thanh toán là 10/1/2023.

Với gần 379,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính DGC sẽ chi khoảng 1.140 tỷ đồng để trả cổ tức đợt này. Trong đó, ông Đào Hữu Huyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị DGC và những người thân trong gia đình đang nắm giữ gần 140 triệu cổ phiếu, tương đương 36,82% vốn điều lệ, dự kiến sẽ nhận về khoảng 420 tỷ đồng.

Tương tự, Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã SAB) thông báo tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt năm 2022 với tỷ lệ 25%, tương ứng một cổ phiếu nhận được 2.500 đồng. Ngày đăng ký cuối cùng là 21/12 và ngày thanh toán dự kiến là 11/1/2023.

Với hơn 641,2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính đợt này SAB sẽ phải chi khoảng 1.603 tỷ đồng để trả cổ tức. Trong đó, Công ty TNHH Vietnam Beverage của tỷ phú Thái Lan là cổ đông lớn nhất khi sở hữu 53,59% vốn dự kiến nhận về khoảng 859 tỷ đồng. Tiếp đến là Bộ Công thương dự kiến thu về khoảng 577 tỷ đồng, tương ứng 36% vốn đang nắm giữ.

Ngoài các "ông lớn" trên, một số doanh nghiệp cũng công bố trả cổ tức tiền mặt từ 15% trở lên như CTCP Mía đường Cao Bằng (mã CBS) dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 30% (ngày đăng ký cuối cùng là 24/11 và ngày thanh toán là 12/12) hay CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã NTP) chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15% (ngày đăng ký cuối cùng là 30/11 và ngày thanh toán dự kiến là 15/12).

Cũng trong một tháng cuối năm, khá nhiều doanh nghiệp dự chia cổ tức với tỷ lệ trên 10% như CTCP Pin Hà Nội (mã PHN) chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 14%, hay Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex-CTCP (PLC), CTCP Sonadezi Long Bình (SZB), CTCP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (TCH) đều dự định trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 12%.

Ngoài ra, CTCP May Sông Hồng (MSH), CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC), CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (MCM), CTCP Đầu tư Phát triển Bắc Minh (SBM), CTCP Dược phẩm Trung ương Vidipha (VDP), CTCP Thủy điện Nước Trong cùng có kế hoạch trả cổ tức tiền mặt 10% trong tháng 12.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Chat với BizLIVE