ĐHĐCĐ “cổ phiếu quốc dân” HPG, 10 câu hỏi đặt ra với tỷ phú Trần Đình Long

Hòa Phát không còn là doanh nghiệp có lượng cổ phiếu lưu hành lớn nhất thị trường, nhưng cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn xứng đáng là “cổ phiếu quốc dân” với gần 6,4 tỷ cổ phiếu và Đại hội đồng cổ đông HPG vẫn là một trong những đại hội được mong chờ nhất trong mùa đại hội năm 2025.

cntt3540-1-.jpg
(Ảnh minh hoạ)

Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên vào ngày 17/4/2025 tại Hà Nội. Đây là sự kiện được hàng trăm nghìn cổ đông mong chờ, đặc biệt khi Hòa Phát đang bước vào giai đoạn quan trọng với hàng loạt kế hoạch lớn như vận hành Dung Quất 2, triển khai dự án nhà máy sản xuất ray đường sắt và thép đặc biệt để tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, tác động chính sách thuế quan….

Năm 2025, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 24,7% so với thực hiện năm 2024. Kế hoạch doanh thu kỷ lục của Hòa Phát năm nay được đặt ra trên đà tăng trưởng hai chữ số của năm 2024 (doanh thu thuần đạt 138.855 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 12.020 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% và 77% so với năm 2023).

Dưới đây là 10 câu hỏi trọng tâm mà cổ đông và nhà đầu tư có thể đặt ra với Chủ tịch Trần Đình Long tại đại hội.

Dung Quất 2 sẽ đóng góp bao nhiêu vào doanh thu, lợi nhuận 2025?

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Dung Quất 2, với tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng và công suất 5,6 triệu tấn thép HRC/năm, đã hoàn thành phân kỳ 1. Đây là “át chủ bài” để Hòa Phát lọt top 30 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, với chi phí đầu tư lớn và thị trường thép biến động, ông Long sẽ đánh giá thế nào về khả năng sinh lời của dự án này trong năm đầu tiên?

Lợi nhuận dự kiến 15.000 tỷ đồng có thực sự khả thi nhất là trong bối cảnh thuế quan, các biện pháp bảo hộ?

Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng cho năm 2025, tăng lần lượt 21% và 24,7% so với năm 2024. Với áp lực từ giá thép giảm và cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như ảnh hưởng thuế quan, HPG có kế hoạch cụ thể nào để đảm bảo đạt được con số này?

Chiến lược đối phó với thép nhập khẩu giá rẻ?

Dù Bộ Công Thương đã áp thuế chống bán phá giá, Hòa Phát sẽ làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh, đặc biệt khi Mỹ cũng có thể áp thuế mới lên thép Việt Nam?

Bài toán lãi vay

Năm 2024, chi phí lãi vay của Hòa Phát giảm 36% so với cùng kỳ nhờ mặt bằng lãi suất thấp và vốn hóa chi phí lãi vay đầu tư Dung Quất 2 vào tài sản cố định. Tuy nhiên, với việc Dung Quất 2 đã đi vào hoạt động, hoạt động vốn hóa chi phí lãi vay thuộc Dung Quất 2 sẽ dừng lại và chi phí tài chính của Hòa Phát năm 2025 sẽ tăng lên. Ban lãnh đạo Hòa Phát đánh giá thế nào về bài toán lãi vay?

Quảng cáo

10 năm làm nông nghiệp, Hòa Phát có ý định IPO mảng này?

Năm 2024, Nông nghiệp Hòa Phát có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch, từ mảng vốn xem là “mảng ngoài lề”, nông nghiệp đã đóng góp gần 7.100 tỷ đồng doanh thu, tăng 12% và 1.038 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gấp 5 lần năm 2023.

Sau 10 năm làm nông nghiệp Hòa Phát có ý định IPO mảng này và liệu có mở rộng thêm?

Dự án nhà ở xã hội, lợi nhuận hay trách nhiệm?

Hòa Phát Yên Mỹ, công ty con của tập đoàn, đang đầu tư gần 5.000 tỷ đồng xây 9.000 căn nhà ở xã hội tại KCN Yên Mỹ II (Hưng Yên). Đây là dự án lớn trong bối cảnh thị trường bất động sản khó khăn. Hòa Phát sẽ định hướng đây là nguồn thu dài hạn hay chỉ là bước đi thể hiện trách nhiệm xã hội?

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Hòa Phát đặt mục tiêu lọt vào top ba công ty đứng đầu lĩnh vực bất động sản. Từ năm 2023, tập đoàn đã lên kế hoạch trong 10 năm tới sẽ phát triển các dự án đại đô thị với diện tích từ 300 đến 500 ha. Kế hoạch này đã tiến hành đến đâu?

Hòa Phát có tham gia sản xuất thép đường ray cao tốc?

Chủ tịch Trần Đình Long từng khẳng định Hòa Phát đã nghiên cứu sản xuất thép đường ray cho dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam trong 2-3 năm qua. Với kế hoạch đấu thầu dự án này trong năm 2025, ông Long có thể chia sẻ tiến độ và khả năng cạnh tranh của Hòa Phát với các đối thủ quốc tế?

Cổ đông càng đầu tư lâu dài vào HPG càng không có quả ngọt

Kể từ khi lập đỉnh vào tháng 10/2021, đến nay đã hơn 3 năm, cổ phiếu HPG còn cách vùng đỉnh khá xa, có thời điểm cổ phiếu còn xuống sát mệnh giá. Cổ đông đầu cơ có thể có lãi, đầu tư dài hạn không thấy lãi đâu, ông Trần Đình Long chia sẻ với cổ đông về vấn đề này.

Kế hoạch mở rộng thị trường xuất khẩu thép?

Ngoài thị trường nội địa, Hòa Phát đã xuất khẩu thép sang Mỹ, Mexico, Peru và nhận phản hồi tích cực. Với Dung Quất 2 đi vào hoạt động, Hòa Phát có tham vọng đưa thép cạnh tranh mạnh hơn tại các thị trường lớn như EU, Nhật Bản, hay vẫn tập trung vào khu vực châu Á?

Ông Trần Đình Long sẽ rút khỏi Hòa Phát khi nào?

Ở tuổi 64, ông Trần Đình Long từng chia sẻ tại ĐHĐCĐ 2024 rằng ông đang dần rút khỏi công việc điều hành, nhường lại cho Tổng Giám đốc Nguyễn Việt Thắng và thế hệ lãnh đạo mới. Con trai ông, Trần Vũ Minh, hiện sở hữu hơn 133 triệu cổ phiếu HPG. Vậy kế hoạch “rút lui” của ông Long sẽ diễn ra trong bao lâu và ai sẽ là người kế nhiệm chính thức?

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

Shein Group của Trung Quốc tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ

Công ty thời trang nhanh Shein Group Ltd. của Trung Quốc vừa tăng giá nhiều sản phẩm tại Mỹ, từ váy áo đến đồ dùng nhà bếp, trước khi các mức thuế mới nhập khẩu giá trị nhỏ chính thức có hiệu lực.

Shein vs Temu: 2 doanh nghiệp Trung Quốc đồng hương đại chiến để tranh giành thị trường Mỹ Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ