Đảo chiều nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, khó khăn trong xuất nhập khẩu ngày càng lộ diện

Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, đảo chiều mạnh so với mức thặng dư gần 2,4 tỷ USD của kỳ gần nhất.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong nửa đầu tháng 11, Việt Nam nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, đảo chiều mạnh so với giá trị thặng dư gần 2,4 tỷ USD của kỳ gần nhất. Lũy kết tới hết ngày 15/11, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vẫn thặng dư gần 8,7 tỷ USD.

Đây là diễn biến ghi nhận theo thống kê sơ bộ mới cập nhật của Tổng cục Hải quan, lũy kế tới giữa tháng 11/2022. Như vậy, số trên đã giảm khoảng 0,8 tỷ USD với giá trị xuất siêu ghi nhận vào cuối tháng 10 (khoảng 9,5 tỷ USD).

Theo đó, trong nửa đầu tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 13,6 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong kỳ đạt 14,7 tỷ USD, cũng giảm nhẹ 1,3%.

Lũy kế từ đầu năm với giữa tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 326,68 tỷ USD, tăng 14,83% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 42,2 tỷ USD.

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 318 tỷ USD, tăng 11,74% so với cùng kỳ năm ngoái, tương đương kim ngạch tăng thêm 33,42 tỷ USD (cùng kỳ năm ngoái 284,58 tỷ USD).

Với kết quả trên, tổng giá trị xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/11 ước đạt 644,68 tỷ USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Khó khăn ngày càng lộ rõ

Theo số liệu hải quan, nửa đầu tháng 11, có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên và nhiều nhóm đạt kim ngạch hàng trăm triệu USD.

Cụ thể, 4 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 53% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Bao gồm, điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,38 tỷ USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,77 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,67 tỷ USD; hàng dệt may đạt 1,4 tỷ USD.

Trong đó, giày dép là mặt hàng có mức tăng trưởng lớn nhất về trị giá khi tăng 40% so với cùng kỳ năm 2021. Ngược lại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện lại mức giảm mạnh khi tới hơn 17%; tiếp theo là hàng thủy sản giảm 15,5%, sản phẩm từ chất dẻo giảm 15,1%.

Tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD
Tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD

Về nhập khẩu, trong kỳ 1 tháng 11 có 3 nhóm hàng đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2,86 tỷ USD; máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng 1,96 tỷ USD; điện thoại và linh kiện là với kết quả lần lượt là 1,06 tỷ USD.

Ngoài ra, dầu thô là mặt hàng nhập khẩu có mức tăng trưởng lớn nhất trong kỳ này với mức hơn 85%; tiếp đến là xăng dầu các loại với mức tăng 77%.

Đảo chiều nhập siêu hơn 1,1 tỷ USD, khó khăn xuất nhập khẩu đoạn cuối năm ngày càng lộ diện
Tổng hợp theo số liệu Tổng cục Hải quan. Đơn vị: Triệu USD

Về tổng thể, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 11/2022 đạt 28,41 tỷ USD, giảm 6,27% so với kỳ 2 tháng 10. Nhìn lại từ tháng 10, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 10/2022 đạt 27,75 tỷ USD, giảm 12,6% so với kỳ 2 tháng 9/2022. Đồng thời, xuất nhập khẩu hàng hóa cả tháng 10 cũng chỉ xấp xỉ mức của tháng 9 và giảm khoảng 11,5% so với tháng 8.

Có thể thấy, càng về thời điểm cuối năm, dấu hiệu giảm tốc trong trị giá xuất nhập khẩu như các dự báo gần đây ngày càng hiện rõ.

Trước đó, nhiều cơ quan như Bộ Công Thương, VCCI đã đưa ra các dự báo kém tích cực về hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm; gắn với thực tiễn thiếu đơn hàng ở một số ngành hàng xuất khẩu lớn.

Cùng đó, các lý do chính có thể kể đến như giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp; giá dầu tăng cao trong khi đây là nguồn nguyên liệu chính cho sản xuất và tiêu dùng. Kế đến là lực từ lạm phát, tỷ giá; việc giá cả hàng hóa leo thang không chỉ trong nước, mà trên toàn cầu - ảnh hưởng đến kích cầu tiêu dùng và hoạt động thương mại quốc tế...

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Chat với BizLIVE