Đang tăng trưởng vượt bậc, xuất khẩu "cá tỷ đô" của Việt Nam bất ngờ giảm tốc tại các thị trường chính và đây là lí do?

Xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường chính đều giảm.

Ảnh minh họa.

Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) cho biết, kết thúc tháng 7/2024, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng so với cùng kỳ, tăng 14% đạt gần 87 triệu USD. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đang chậm lại rất nhiều so với những tháng trước đó.

Đáng chú ý, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như EU, Israel, Canada, Mexcico… đều ghi nhận xu hướng giảm trong tháng 7.

Cụ thể, tại khối thị trường EU, xuất khẩu cá ngừ giảm 14% trong tháng 7, đạt 16 triệu USD. Xuất khẩu sang Italy mặc dù vẫn duy trì được đà tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng giảm mạnh từ mức 3 con số xuống còn 18% trong tháng 7. Trong khi đó, xuất khẩu cá ngừ sang Hà Lan và Đức đồng loạt giảm lần lượt là 46% và 19%.

Cùng với EU, xuất khẩu cá ngừ sang Israel, thị trường nhập khẩu cá ngừ đơn lẻ lớn thứ 2 của Việt Nam, sau nhiều tháng tăng trưởng tốt đã giảm 31% trong tháng 7 này. Theo VASEP, căng thẳng Israel – Iran đang tác động tới hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.

Quảng cáo

Trái với xu hướng xuất khẩu sang 2 thị trường kể trên, xuất khẩu sang Mỹ vẫn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không cao chỉ ở mức 17%. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng 20%, đạt 206 triệu USD.

Xuất khẩu cá ngừ sang Nga và Hàn Quốc cũng tiếp tục tăng trong tháng 7 với mức tăng lần lượt là 57% và 266%.

Nguồn: VASEP

VASEP nhận định, hiện tại, Nghị định 37 đã được Chính phủ ban hành trong tháng 4 vừa qua để hướng dẫn thực thi Luật Thủy sản. Kèm theo là quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác đối với các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên. Theo quy định này, ngư dân bắt buộc phải đầu tư chi phí để thay đổi ngư cụ có kích thước mắt lưới mới, phù hợp, cho đến việc ghi chép nhật ký, kiểm soát kích cỡ của loài mà ngư dân khai thác được.

Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều tàu cá vào cảng không được cấp biên bản bốc dỡ tại cảng do vi phạm về kích cỡ hải sản khai thác. Do đó, đang gây thiếu hụt lớn nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp.

Thiếu nguyên liệu trong nước, doanh nghiệp sẽ buộc phải nhập khẩu. Mà với nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì chúng ta khó có thể cạnh tranh được với các nước đang được hưởng ưu đãi thuế quan như Philippines, Ecuador…

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Giá gạo toàn cầu đã chạm đáy nhưng khó hồi phục trong năm nay

Giá gạo toàn cầu đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và khó có thể giảm thêm nữa khi đồng tiền của nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới - Ấn Độ - đang tăng giá, nhưng lượng dự trữ của Ấn Độ tăng mạnh và vụ mùa bội thu ở châu Á nói chung sẽ cản trở

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Giá gạo của Nhật Bản tăng lên mức cao kỷ lục

Chính phủ Nhật Bản ngày 7/5 cho biết, giá gạo trung bình tại nước này đã tăng lên mức kỷ lục 4.233 yen (khoảng 30 USD)/5kg, cao hơn gấp đôi so với một năm trước.

Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Thị trường nông sản: Đồng rupee mạnh đẩy giá gạo Ấn Độ tăng cao bất chấp nhu cầu yếu

Giá gạo Ấn Độ tuần này đã leo lên mức cao nhất trong gần 1 tháng nhờ đà tăng của đồng rupee bất chấp nhu cầu yếu, trong khi giá gạo Thái Lan duy trì ổn định do nhu cầu thấp và nguồn cung dồi dào.

Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi? Thị trường nông sản: Gạo Ấn Độ chạm mức thấp nhất, gạo Việt Nam tăng nhẹ

Giá gạo tại siêu thị Nhật Bản tăng tuần thứ 16 liên tiếp

Giá gạo tại các siêu thị ở Nhật Bản đã tăng tuần thứ 16 liên tiếp và cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù chính phủ đã cung cấp gạo từ kho dự trữ khẩn cấp ra thị trường nhằm bình ổn giá.

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang Giá loại “hạt vàng” này tăng mạnh nhất nửa thế kỷ đẩy lạm phát tại Nhật Bản tăng trên 3% trong 4 tháng liên tiếp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm