Dân Mỹ chịu gánh nặng lớn khi chính phủ nghiện đi vay: Một đứa trẻ vừa mới sinh đã phải gánh khoản nợ gần 80.000 USD

Mọi thứ sẽ còn tệ hơn nhiều nếu tình hình không thay đổi trong 30 năm nữa, khi nợ công của Mỹ được dự báo sẽ tăng lên gần gấp đôi so với GDP và tạo ra áp lực tiềm ẩn với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Dân Mỹ chịu gánh nặng lớn khi chính phủ nghiện đi vay: Một đứa trẻ vừa mới sinh đã phải gánh khoản nợ gần 80.000 USD

Theo số liệu của chính phủ, nợ công của Mỹ hiện đạt khoảng 31,46 nghìn tỷ USD. Song, con số này thực sự có ý nghĩa gì và dân Mỹ đang nợ ai số tiền đó?

Đây không phải là một điều gì mới mẻ, nước Mỹ đã “ôm” nợ từ rất lâu. Cũng giống như những khoản vay thẻ tín dụng của mỗi cá nhân, nợ công cũng tăng lên khi chính phủ không thể thanh toán hết nợ cho các chương trình chi tiêu trong hàng thập kỷ, với những lĩnh vực như Medicaid, y tế, quân đội, hỗ trợ thực phẩm và 1.000 khoản khác.

Để hiểu một cách đơn giản hơn, nếu chia trung bình cho mỗi người dân Mỹ, thì không kể già, trẻ, gái, trai, ai cũng gánh một khoản nợ trung bình là 94.000 USD. Theo số liệu của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, năm 2023, một đứa trẻ Mỹ sinh ra đã phải “ôm” khoản nợ 78.089 USD, ước tính đến tuổi 18 sẽ nợ 143.813 USD và con số này được dự đoán sẽ tăng lên 226.263 USD khi ở tuổi 30.

Quay trở lại năm 2000, nợ công tương đương với 36% tổng thu nhập, hàng hoá và mọi thứ mà nền kinh tế Mỹ sản xuất trong năm đó. Tuy nhiên, cho đến nay, con số này đã tăng vọt và nợ công của Mỹ đang bằng 98% GDP. Mọi thứ sẽ còn tệ hơn nhiều nếu tình hình không thay đổi trong 30 năm nữa, khi nợ công được dự báo sẽ tăng lên gần gấp đôi so với GDP và tạo ra áp lực tiềm ẩn với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

fbip-main-071-149.jpg
Quảng cáo

Theo giới chuyên gia, việc chính phủ Mỹ liên tục đi vay sẽ tạo gánh nặng ngày càng lớn đến thế hệ sau. Nguyên nhân là bởi chi phí lãi vay mới là điều mà nhiều người chú ý ở khoản nợ. Ví dụ, đến khoảng 2050, khoảng 50% doanh thu của chính phủ liên bang sẽ được dùng chỉ để trả tiền lãi.

Điều này có nghĩa là, đến năm 2053, khi những những em bé hiện tại sẽ ở độ tuổi 30, chi phí lãi vay cho khoản nợ công sẽ là khoản chi lớn nhất đối với chính phủ liên bang Mỹ. Và 50% khoản thuế mà những người này sẽ được dùng để thanh toán các khoản lãi đó.

Rõ ràng rằng, việc phải trả lãi quá nhiều sẽ hạn chế các khoản chi tiêu của chính phủ cho mọi thứ, từ dịch vụ y tế, quân đội, giáo dục hay môi trường, ngay cả các khoản trợ cấp an sinh xã hội cũng sẽ bị cắt giảm đáng kể.

Chính phủ Mỹ nỗ lực giảm thiểu những khoản nợ bằng cách phát hành những tài sản như chứng khoán và trả lãi cho những bên nắm giữ. Chỉ riêng năm ngoái, chính phủ nước này đã trả 476 tỷ USD tiền lãi, tương đương gần 2% GDP.

screenshot-2023-05-31-at-1527321-594.png

Và bởi vậy, rất nhiều người dân của nước Mỹ đang là chủ nợ của chính đất nước họ đang sinh sống. Khoảng 60% trái phiếu Mỹ thì được sở hữu bởi nhà đầu tư đại chúng, như những người ở Nhật Bản, Trung Quốc hay Anh. Theo Pew Research Center, 20% trái phiếu được Hệ thống Dự trữ Liên bang Mỹ nắm giữ.

Gần đây, trong bối chính phủ Mỹ đối diện nguy cơ vỡ nợ, Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được thoả thuận về việc kiểm soát ngân sách, nâng trần nợ công để ngăn chặn thảm hoạ này. Với việc chi tiêu chính phủ trong năm tài chính 2024 phải được giữ nguyên và tăng 1% trong năm kế tiếp, 2 bên đã đồng ý tăng trần nợ trong 2 năm.

Theo các thành viên viên đảng Cộng hoà, việc chính phủ Mỹ cắt giảm chi tiêu là điều cần thiết để hạn chế nợ công tăng thêm. Đảng này muốn đưa ra thêm quy định về việc làm, khuyến khích người trưởng thành lao động để kiếm nhiều tiền hơn, tự đóng thuế và không còn phụ thuộc vào nguồn trợ cấp, theo đó tỷ lệ lao động và thu nhập cũng được cải thiện.

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro