Đại sứ Phạm Quang Vinh: Tất cả các nước đã không còn “dồn trứng vào một giỏ”

Đại sứ Phạm Quang Vinh nhận định, chiến lược hầu hết của tất cả các nước từ năm 2022 trở đi đã không còn “dồn trứng vào một giỏ” nữa, vẫn tranh thủ thị trường có lợi nhưng cũng cần phải đa dạng hóa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Năm 2022, thế giới đã trải qua những cuộc khủng hoảng chưa từng có trong nhiều thập kỷ trở lại đây, thị trường tài chính, hàng hóa và tiền tệ thế giới đã chứng kiến nhiều cú sốc hiếm thấy. Những vấn đề này liệu còn tiếp diễn trong năm 2023 hoặc thế giới sẽ biến chuyển như thế nào được Đại sứ Phạm Quang Vinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao phụ trách quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương từ năm 2011 - 2014, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ từ 2014-2018 chia sẻ những nhận định với báo giới.

Theo Đại sứ Phạm Quang Vinh, năm 2023 vẫn là sự tiếp nối cho những thay đổi từ 2022. Thứ nhất, toàn thế giới này đang lâm vào một cuộc khủng hoảng đa chiều. Khủng hoảng đa chiều này thể hiện đầu tiên là câu chuyện về dịch bệnh. Thứ hai là cuộc cạnh tranh của các nước lớn. Thứ ba là các thách thức an ninh phi truyền thống trong đó có biến đổi khí hậu và môi trường. Và cuối cùng đến khủng hoảng chính trị trong đó có những câu chuyện như Ukraine.

Tất cả những yếu tố đó nếu chúng ta nhìn thấy trong bức tranh của năm 2022 thì nó sẽ vẫn tiếp diễn trong năm 2023. Cụ thể, dịch bênh COVID-19 vẫn tiếp chưa chấm dứt nhưng đã tiến triển tốt hơn. Cho nên việc nối lại quan hệ kinh tế thương mại và quan hệ ngoại giao sẽ gia tăng, như vậy, cùng đi theo với nó là chuỗi cung ứng ổn định lại.

Câu chuyện về cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy rằng các chuỗi cung ứng có thể đứt gãy bất kỳ lúc nào. Nếu nhìn từ góc độ kinh tế - tài chính, cuộc khủng hoảng Ukraine và cách phản ứng của các quốc gia liên quan tạo ra những sự đứt gãy của chuỗi cung ứng.

Dù cuối cùng cuộc khủng hoảng Ukraine được giải quyết như thế nào, các doanh nghiệp toàn cầu cũng sẽ buộc phải nhìn nhận lại rằng họ thực sự cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng, chứ không thể nào chỉ tập trung vào một chỗ. Nếu tiếp tục cách làm đó, đến khi có khủng hoảng cho dù là vì chiến tranh hay dịch bệnh hoặc thiên tai, bất kỳ lúc nào cũng có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng.

Thế giới đang xuất hiện những xu hướng kinh tế mới, trước sự phát triển của khoa học công nghệ và yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đặc biệt là về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và chuyển đổi sạch, được coi là những ngành kinh tế của tương lai.

Sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng như vậy cũng sẽ tạo ra những không gian, trung tâm kinh tế mới, các chuỗi cung ứng mới, có liên quan đến số, xanh và sạch. Sẽ có câu hỏi đặt ra là liệu từng nước có bắt kịp các xu thế đó hay không — Đó cũng chính là một câu chuyện của năm 2023.

Chiến lược hầu hết của tất cả các nước từ năm 2022 trở đi đã không còn “dồn trứng vào một giỏ” nữa, người ta sẽ vẫn tranh thủ thị trường có lợi nhưng cũng cần phải đa dạng hóa. Việt Nam cũng nằm trong khu vực của trung tâm địa chính trị và kinh tế này, những ngành kinh tế của tương lai là số và xanh đòi hỏi cần phải có những sự chuyển đổi chính sách, cơ sở hạ tầng và năng lực của con người, có bắt kịp xu thế đó hay không sẽ tạo cơ hội thu hút các nền kinh tế của tương lai đầu tư sạch, năng lượng sạch, tài chính sạch, hạ tầng sạch… tất cả những yếu tố đó phù hợp với chiến lược đặt ra cho mục tiêu 2030 – 2045.

Trung Quốc là một trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới với thị trường 1,4 tỷ dân, chiếm tới 20% thương mại toàn cầu, là công xưởng của thế giới và đang đứng đầu về nhiều lĩnh vực. Việc mở cửa của nước này sẽ tác động tới nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Du lịch sẽ là thị trường đầu tiên chuyển dịch khi Trung Quốc mở cửa, đặc biệt là các nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Philippines, Indonesia, hay Việt Nam.

Thứ hai, cũng phải thấy rằng, khi đi vào thời kỳ hậu đại dịch không phải mọi cái sẽ đơn thuần là nối lại như trước, sau hai năm dịch bệnh và chính sách không COVID-19 cũng làm cho Trung Quốc có những cái khó khăn trong nội tại khi mở cửa lại về sản xuất, đã có những dịch chuyển của các chuỗi cung ứng, bởi nhiều mảng sản xuất, dịch vụ một khi đã đi rồi thì có thể không quay trở lại nữa.

Cùng với đó, cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, như đã nêu, cũng đã và sẽ tiếp làm thay đổi các quan hệ kinh tế và về chuỗi cung ứng. Trung Quốc đã điều chỉnh và đưa ra chiến lược phát triển kinh tế với hai vòng tuần hoàn, vòng bên trong và vòng bên ngoài sẽ nặng nhẹ khác nhau, dựa nhiều hơn vào bên trong, và vì vậy cũng sẽ tạo thêm cách biệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Dòng vốn FDI giúp duy trì "điểm sáng" của thị trường bất động sản công nghiệp trong quý đầu tiên năm 2024

Bất động sản khu công nghiệp vẫn là điểm sáng của thị trường trong quý 1/2024 nhờ tăng trưởng tốt dòng vốn FDI. Giá thuê đất trung bình tăng nhẹ 1% tại Hà Nội, đạt 214 USD/m²/kỳ hạn, so với quý trước, trong khi giá thuê đất trung bình tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng vẫn không tăng, lần lượt là 230 USD/m²/kỳ hạn và 95 USD/m²/kỳ hạn.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư

Bà Rịa-Vũng Tàu, thỏi “nam châm” hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức “Hội nghị triển khai Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư”. Trong khuôn khổ hội nghị, tỉnh tiến hành trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư và tăng vốn cho 15 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 25.880 tỷ đồng và hơn 1,4 tỷ USD cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE