Cước vận tải đang tăng “nóng” và có thể tiếp tục đến cuối năm

Tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng tăng làm giảm hiệu suất vận chuyển của đội tàu toàn cầu, và là nguyên nhân đẩy giá cước vận tải tăng lên. Hiện giá cước vận chuyển từ Việt Nam đi Mỹ đã tăng lên 40%, và đi châu Âu tăng 60%. Giá cước tăng “nóng” gây khó

Tận dụng ưu đãi từ EVFTA là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất
Báo cáo tháng 11/2022 của DHL Global Forwarding: giá cước vận tải đường biển đang có xu hướng giảm
anh-logistics20240628152312.jpg?rt=20240628152722
Ảnh minh họa

Giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao

Bất ổn tại khu vực Biển Đỏ khiến hầu hết các hãng tàu phải điều chuyển hành trình qua Mũi Hảo Vọng, kéo dài thời gian vận chuyển, phát sinh chi phí, gây tắc nghẽn cục bộ tại các cảng trong khu vực, … Tình trạng giá cước tăng được dự đoán sẽ còn kéo dài tới cuối năm.

CMA CGM S.A. là hãng vận tải số 3 thế giới đã công bố mức giá 7.000 USD/container 40 feet trong nửa cuối tháng 6, đối với hàng hóa vận chuyển đến Bắc Âu từ châu Á. Con số này tăng lên từ mức phí hiện tại là khoảng 5.000 USD…

Theo Công ty Cổ phần Hàng hải VSICO, trước tình trạng tắc nghẽn cảng ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ, dẫn đến thời gian chờ đợi kéo dài và làm ảnh hưởng đến khả năng duy trì lịch trình hàng tuần của các hãng tàu Maersk và MSC ở tuyến Đông Á - Địa Trung Hải.

Tình trạng tắc cảng đã quay trở lại, trong đó Singapore trở thành điểm nghẽn mới nhất. Để ứng phó với tình trạng ùn tắc nghiêm trọng này, Singapore đã kích hoạt lại các bến và bãi đã bị đóng cửa trước đây tại Keppel Terminal, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực đáng kể.

Hãng tàu Maersk cho biết, các tuyến vận chuyển cung ứng hàng hóa của thế giới bị ảnh hưởng nhiều hơn so với dự kiến trước đây, nguyên nhân là do những hiệu ứng lan truyền từ tình trạng tắc nghẽn tại Biển Đỏ. Tình trạng gián đoạn hiện tại đã làm giảm thiểu hiệu suất vận chuyển của đội tàu toàn cầu, và là nguyên nhân thúc đẩy giá cước vận tải tăng theo.

Giá cước vận tải biển sẽ tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao trong nửa cuối năm 2024, do ba yếu tố chính:

Thứ nhất, xung đột khu vực biển đỏ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi lực lượng Houthi liên tục tuyên bố mở rộng phạm vi tấn công.

Quảng cáo

Thứ hai, nhu cầu hàng hóa phục hồi, giá cước hàng hóa thường có xu hướng tăng trong mùa cao điểm.

Thứ ba, dấu hiệu thiếu container tại các cảng xuất lớn sẽ gây áp lực mạnh lên giá cước.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ gặp nhiều khó khăn

Giá cước container giao ngay tại Trung Quốc tiếp tục tăng cao trong tuần này sau khi một loạt các mức tăng giá chung và các khoản phụ phí khác có hiệu lực vào ngày 01/6.

Chuyên gia ngành hàng hải dự đoán, giá cước vận chuyển hàng hóa bên ngoài Trung Quốc tiếp tục tăng vào tuần tới, do mùa cao điểm vận chuyển hàng hóa bắt đầu sớm hơn dự kiến.

Các công ty vận chuyển hàng hóa từ châu Á phải đối mặt với chi phí lên tới 10.000 USD/container vận chuyển cỡ lớn khẩn cấp trong tháng tới - gấp đôi giá giao hàng hiện tại, theo giá lưu thông giữa các hãng vận tải và nhà nhập khẩu.

“Trong nửa đầu tháng 6, mức giá dao động từ 6.000 - 6.500 USD, với dịch vụ cao cấp được cung cấp ở mức 7.000 USD - 10.000 USD, với việc kéo dài hơn 5 tháng của các cuộc tấn công vào các tàu ở biển Đỏ ngành vận tải container đang phải chật vật để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên ở Mỹ và châu Âu”, đại diện một hãng tàu cho biết.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra sáng 25/6, lãnh đạo của Công ty Cổ phần Gemadept (Mã: GMD) cho biết, hiện giá cước đi các tuyến vận tải đang tăng 300% so với cùng kỳ 2023. Tình trạng giá cước trên tất cả các tuyến có thể sẽ tăng đến hết 2024, do các biến động tại Biển Đỏ, xung đột chính trị, tình trạng thiếu tàu, thiếu thiết bị sẽ khó có thể khắc phục trong thời gian ngắn.

Ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh cho biết, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ đang gặp nhiều khó khăn do giá cước vận chuyển tàu biển tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông, và do Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng đi Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU cũng bị ảnh hưởng, do cước tàu biển tăng đột biến 60% vì phải đi vòng qua Mũi hảo Vọng, và do Trung Quốc gom container rỗng để xuất hàng vào Mỹ.

Để đối phó với tình hình hiện tại, ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương cho biết, trước mắt, để góp phần giảm giá cước vận tải, Cục XNK phối hợp với Bộ Tài chính triển khai các biện pháp giải quyết các vỏ container còn tồn đọng để lấy vỏ container rỗng. Về lâu dài, Cục Hàng hải Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với các bên liên quan, trong đó có hải quan đẩy nhanh tiến độ giải phóng hàng hoá tồn đọng lâu ngày tại cảng biển.

 

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024