Củng cố nguồn lực, hàng loạt ngân hàng tăng mạnh vốn điều lệ

Năm 2024, có 23 ngân hàng lên kế hoạch tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng thêm gần 167.000 tỷ đồng. Nếu đúng như dự kiến, đây là con số lớn nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Ảnh minh họa

Kết thúc mùa ĐHĐCĐ 2024, trong kế hoạch kinh doanh đã được thông qua, đa số các ngân hàng đều muốn tăng trưởng quy mô vốn điều lệ thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Thêm nhiều ngân hàng vượt mốc 70.000 tỷ đồng vốn điều lệ

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa gửi văn bản chấp thuận cho Techcombank tăng vốn điều lệ từ mức 35.225 tỷ đồng lên 70.450 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Sau 10 năm không chia cổ tức, việc chọn tỷ lệ cổ phiếu thưởng Techcombank lên tới 100% là mức chia cao nhất được ghi nhận của ngành ngân hàng trong năm nay. Ngoài ra, sau 10 năm giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, Techcombank cũng chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 15%.

Nếu theo đúng kế hoạch tăng vốn điều lệ của các ngân hàng trong năm 2024, Techcombank sẽ vươn lên trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 5 ở Việt Nam.

3 ông lớn ở nhóm ngân hàng quốc doanh là VietinBank, BIDV và Vietcombank cũng có kế hoạch tăng vốn vượt 70.000 tỷ đồng.

Cụ thể, tại ĐHĐCĐ bất thường năm 2023, Vietcombank đã thông qua kế hoạch tăng vốn khoảng khoảng 27.700 tỷ đồng lợi nhuận còn lại của 2021 và lợi nhuận còn lại lũy kế đến trước năm 2018. Thực hiện các kế hoạch chia từ nguồn hiện hữu giữ lại sẽ giúp vốn điều lệ Vietcombank có thể tăng lên 77.500 tỷ đồng.

Với VietinBank, ngân hàng này có 13.927 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm 2023 và 11.521 tỷ đồng của 2022 được giữ lại theo kế hoạch dùng để chia cổ tức bằng cổ phiếu nhưng kế hoạch này chưa được triển khai. Nếu sử dụng cả 2 nguồn này để chia, VietinBank sẽ nâng vốn điều lệ từ 53.700 tỷ đồng lên 79.148 tỷ đồng.

Tương tự, kế hoạch ĐHĐCĐ của BIDV cũng dự kiến tăng vốn điều lệ từ 57.004 tỷ đồng lên 70.624 tỷ đồng. Phương án tăng vốn của BIDV là sẽ dùng 11.970 tỷ đồng lợi nhuận còn lại năm 2022 để chia cổ tức bằng cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 21%). Bên cạnh đó, ngân hàng phát hành thêm gần 165 triệu cổ phiếu bằng hình thức chào bán riêng lẻ để tăng vốn điều lệ thêm 1.649 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong năm 2024 - 2025

Quảng cáo

Các ngân hàng khác cũng có kế hoạch tăng khá cao như MBBank, nhà băng này vừa công bố hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), nâng vốn điều lệ lên 53.063 tỷ đồng. Sau khi phát hành ESOP, vốn điều lệ của MB đã tăng lên 53.063 tỷ đồng.

Dự kiến trong năm 2024, MB còn hai cấu phần tăng vốn khác là phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (thêm gần 8.000 tỷ đồng) và chào bán cổ phiếu riêng lẻ (thêm 620 tỷ đồng). Tổng vốn điều lệ của MB sau khi hoàn thành tất cả những kế hoạch trên sẽ là 61.643 tỷ đồng.

Ngân hàng ACB cũng vừa công bố báo cáo kết quả phát hành gần 583 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 15%. Sau phát hành, số cổ phiếu lưu hành của ACB tăng từ 3,884 tỷ cổ phiếu lên 4,447 tỷ cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ tăng lên mức 44.667 tỷ đồng.

Như vậy, vốn điều lệ của ACB đã vượt qua Agribank (40.963 tỷ đồng), trở thành ngân hàng có quy mô vốn cao thứ 6 toàn hệ thống, chỉ đứng sau VPBank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và MBBank.

Ngân hàng SeABank cũng thông báo đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 24.957 tỷ đồng, thông qua đợt phát hành 42 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 cho hơn 2.000 cán bộ nhân viên.

Ngoài ra ngân hàng LPBank cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên hơn 33.576 tỷ đồng, MSB tăng 6.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng. Ngân hàng Quốc Dân (NCB) dự kiến tăng 6.200 tỷ đồng đưa vốn điều lệ lên hơn gấp đôi ở mức 11.802 tỷ đồng. Hay PGBank sau khi về tay chủ mới cũng có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 3.000 tỷ đồng lên 5.000 tỷ đồng.

Theo thống kê, năm nay có 23 ngân hàng dự kiến tăng vốn điều lệ, với tổng mức tăng thêm gần 167.000 tỷ đồng, đánh dấu kế hoạch tăng “khủng” nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nếu tất cả kế hoạch tăng vốn được đưa ra đều thành công, trật tự vốn điều lệ tại các ngân hàng sẽ có sự xáo trộn.

Tăng vốn điều lệ là nhu cầu cấp thiết của các ngân hàng

Theo dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao trong những năm gần đây. Cụ thể, năm 2020 tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng tăng thêm hơn 48.300 tỷ đồng. Đến năm 2021 tăng tiếp 90.600 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong hai năm 2022 và 2023, tăng lần lượt hơn 125.700 tỷ đồng và 125.900 tỷ đồng (gấp hơn 2,5 lần so với năm 2020).

Đến cuối 2023, tổng vốn điều lệ của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần chiếm cao nhất với hơn 542.500 tỷ đồng (tương ứng 54%). Tiếp theo, nhóm ngân hàng thương mại nhà nước với gần 217.900 tỷ đồng (gần 22%) và nhóm ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 163.100 tỷ đồng (hơn 16%). Phần còn lại là các công ty tài chính, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng và ngân hàng hợp tác xã.

Các chuyên gia cho rằng, kế hoạch tăng vốn năm 2024 của các ngân hàng sẽ gặp không ít thách thức trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp khó khăn, thị trường chứng khoán “bấp bênh”. Tuy nhiên, rủi ro nợ xấu đang gia tăng ảnh hưởng đến các hệ số an toàn vốn (CAR), tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn chưa đáp ứng quy định tại một số ngân hàng nên việc tăng vốn điều lệ là mục tiêu quan trọng.

Ngoài ra, giới phân tích cũng nhận định, việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp các nhà băng cải thiện hệ số CAR, đáp ứng các chuẩn mực theo Basel II và kế tiếp là Basel III. Đây là chuẩn mực quốc tế giúp các nhà băng nâng cao quản trị rủi ro và cạnh tranh hơn so với các đối thủ cùng ngành. Đồng thời, các ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn trung và dài hạn bền vững, tạo nền tảng vững chắc để mở rộng quy mô kinh doanh, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

Xử lý nghiêm ngân hàng ép người vay vốn mua bảo hiểm

Gần đây, nhiều khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bức xúc vì bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân. Trước vấn đề này, cử tri tỉnh Khánh Hòa kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm.

Sau hơn 1 năm, Bảo hiểm tiền gửi có Tổng giám đốc mới Ngành bảo hiểm ước tính bồi thường hơn 9.000 tỷ đồng thiệt hại do bão số 3 Yagi "càn quét" Bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm tín dụng: Doanh nghiệp liệu đã nắm bắt được thời cơ?

Tăng cường phòng ngừa, xử lý lừa đảo công nghệ cao trên không gian mạng

Tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang diễn biến phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động mới, tinh vi, nhất là tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao, trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản của người dân.

Cẩn trọng với các hình thức lừa đảo qua giao dịch thẻ FBI: Các vụ lừa đảo liên quan đến tiền kỹ thuật số gây thiệt hại 5,6 tỷ USD Thái Lan thiệt hại hơn 20 triệu USD do lừa đảo trực tuyến

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty CP Chứng khoán VPBank, đầu tư chứng khoán chúng ta chỉ sợ rủi ro lớn nhất là suy thoái. Không suy thoái thì những đợt điều chỉnh thông thường cứ mua vào, kiểu gì cũng thắng. Nhưng suy thoái xảy ra thì chúng ta sẽ mất rất nhiều tiền.

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế" Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán

Tỷ giá biến động mạnh, Ngân hàng Nhà nước hút về lượng lớn tiền đồng

Trong tuần từ ngày 16/12 đến 20/12, thị trường tiền tệ Việt Nam chứng kiến những biến động đáng chú ý. Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao, đạt mức kỷ lục, buộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phải thực hiện nhiều biện pháp can thiệp quyết liệt.

Giá vàng SJC đồng loạt đi ngang, tỷ giá USD quay đầu giảm Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ Vàng SJC tiếp tục trượt giá, tỷ giá trung tâm lập đỉnh lịch sử