Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một trong những câu chuyện tiêu biểu về tái cấu trúc các ngân hàng Việt Nam trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây.

Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Hiệu suất sinh lời ổn định

Cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong – TPBank trong phiên giao dịch bùng nổ ngày 5/12 vừa qua là một trong những mã tốt nhất của nhóm ngân hàng với mức tăng 4,1% lên 16.450 đồng/cổ phiếu, đưa quy mô vốn hóa của ngân hàng này lên 1,7 tỷ USD.

Dù vẫn còn ở cách mức giá kỷ lục được thiết lập vào cuối năm 2022 khoảng 29% nhưng trạng thái đi lên của TPB đã bước sang năm thứ 2 liên tiếp. Tính từ đầu năm 2024, TPB đã tăng trưởng 16,6%, còn trong năm 2023, TPB đã tăng 27,68%.

Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một trong những câu chuyện tiêu biểu
Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Thành tích tăng giá từ đầu năm 2024 của TPB đứng thứ 13 trong nhóm ngân hàng, vượt qua thành tích của VN-Index (+12,2%), tính đến hết phiên giao dịch ngày 5/12/2024.

Trong khi đó, nếu nhìn vào hành trình 7 năm góp mặt trên HOSE, cổ phiếu TPB đã có 5 năm tăng trưởng dương.

TPBank đã trở thành một trong những câu chuyện thành công tiêu biểu về tái cấu trúc các ngân hàng yếu kém trong vòng hơn một thập kỷ trở lại đây.

Kể từ sau khi Chủ tịch Tập đoàn DOJI, ông Đỗ Minh Phú tiếp quản lại Ngân hàng TMCP Tiên Phong vào năm 2012, ngân hàng được "uốn nắn" và vươn lên mạnh mẽ trong khối ngân hàng tư nhân. Tới tháng 4/2018, TPBank đã có cột mốc quan trọng khi chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Ngân hàng TMCP Tiên Phong là một trong những câu chuyện tiêu biểu
So với mức giá chào sàn, TPB đang có hiệu suất tăng trưởng kép (CAGR) gần 9,5%/năm.

Quảng cáo

Đột phá tăng trưởng tín dụng

Vươn lên trở thành ngân hàng nổi bật trong mảng ngân hàng số, tiên phong trong các lĩnh vực như mobile banking và nền tảng trực tuyến, TPBank đã phát triển hệ thống chi nhánh Livebank 24/7 trên toàn quốc, tạo lợi thế lớn để ngân hàng mở rộng tệp khách hàng cá nhân.

Thị trường chính của TPBank tập trung tại khu vực phía Bắc với các khách hàng SME, chủ yếu là các cửa hàng tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ và các doanh nghiệp hộ gia đình.

Trong giai đoạn nửa đầu năm 2024, ngân hàng đã nhập cuộc khá từ tốn với dư nợ tín dụng mở rộng 4,2% dù ban lãnh đạo đưa ra mục tiêu tăng trưởng cao hơn so với mục tiêu toàn hệ thống (15,8%).

Chỉ tới quý III vừa qua, ngân hàng mới tăng tốc mạnh mẽ đưa dư nợ tín dụng tăng trưởng lên 13,8%, bất chấp cơn bão Yagi ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tỉnh phía Bắc. Trong đó, tăng trưởng cho vay 9 tháng năm 2024 đạt 14,4% còn mảng trái phiếu doanh nghiệp đi ngang so với cuối năm 2023.

Với việc giảm lãi suất cho vay trong quý III/2024, ngân hàng đã thúc đẩy tín dụng ở các mảng sản xuất (+10,1% so với quý trước), mảng bán buôn và bán lẻ (+17,6%), vận tải (+10,2%) và khách hàng hộ gia đình (+7,7%).

Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương
Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2024 của TPBank đã đạt xấp xỉ cả năm 2023.

Qua đó, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của TPBank trong 9 tháng đầu năm đã đạt 12.900 tỷ đồng, tăng trưởng 9,6%. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.500 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 10% so với cùng kỳ và xấp xỉ cả năm 2023.

Để củng cố bộ đệm an toàn, ngân hàng đã đẩy mạnh trích lập dự phòng lên gần 3.000 tỷ đồng, gấp 1,5 lần cùng kỳ.

Theo dự báo của Vietcap, lợi nhuận trước thuế của TPBank trong năm 2024 có thể đạt gần 7.300 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 11/12, trước khi Mỹ công bố số liệu lạm phát, yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định lãi suất của Fed vào tuần tới.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa những bất ổn chính trị-kinh tế

Thị trường lại loay hoay về xu hướng dù đã có phiên bùng nổ

Trong ngày T+3 của phiên giao dịch bùng nổ, thị trường chỉ có những vận động lình xình và giằng co trong toàn bộ thời gian. Nhóm cổ phiếu Thép dù có thông tin hỗ trợ từ dự án Dung Quất 2 của HPG cũng chưa khuấy động được tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường không có xáo trộn nguồn cung của phiên bùng nổ Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị

Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới khi ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa.

Một công ty chứng khoán bất ngờ đóng cửa toàn bộ chi nhánh và phòng giao dịch Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi kỳ vọng nâng hạng được thắp lại

Một số thông tin tích cực đã xuất hiện trong tuần giao dịch vừa qua giúp thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp. Các chuyên gia đưa ra những đánh giá về trạng thái tâm lý của nhà đầu tư chứng khoán.

Thị trường có phiên bùng nổ sau chuỗi ngày ảm đạm Đóng cửa ngay 1.270 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp

“Cá mập” ngoại mua lượng lớn cổ phiếu MBS, GMD

Giao dịch đáng chú ý nhất của Dragon Capital trong tuần qua là việc 4 quỹ thành viên mua toàn bộ 25,73 triệu cổ phiếu chào bán riêng lẻ của MBS, qua đó nâng sở hữu tại Chứng khoán MB lên 4,7% vốn điều lệ.

Dragon Capital nâng sở hữu FPT Retail lên 14%, cổ đông lớn Nhật Bản muốn bán 29,7 triệu quyền mua cổ phiếu GMD Bóng dáng Dragon Capital trong các đợt phát hành riêng lẻ của Chứng khoán Vietcap và MBS

Tổng Giám đốc VSDC thông tin về tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Bà Tạ Thanh Bình khẳng định trường hợp nâng hạng lên thị trường mới nổi, TTCK Việt Nam dự kiến sẽ đón nhận một dòng vốn đầu tư lớn vào khối thị trường mới nổi.

Mô hình CCP sẽ giúp rủi ro không bị đẩy về phía các công ty chứng khoán Đóng cửa ngay 1.270 điểm, thị trường có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp