Cổ phiếu thủy sản ngược dòng, triển vọng ảm đạm của ngành đã phản ánh trước vào giá

Bất chấp sự điều chỉnh của thị trường trong phiên 8/6, các mã cổ phiếu thủy sản vẫn ngược dòng giữ được sắc xanh, thậm chí có mã tăng trần với dư mua hàng triệu cổ phiếu.

Sau 5 phiên tăng liên tiếp từ đầu tháng 6, phiên 8/6 VN-Index đã có tín hiệu điều chỉnh với mức giảm 8,22 điểm (0,74%). Tuy nhiên, đa phần các cổ phiếu nhóm ngành thủy sản vẫn giữ được sắc xanh dù mức tăng không đáng kể như MPC (+0,6%), VHC (+0,5%), IDI (+0,4%), CMX (+0,3), ANV (+0,1%), thậm chí cổ phiếu ASM và ACL vẫn duy trì được sắc tím đến cuối phiên (+6,6%). Đáng chú ý, mã ASM đã gần như trần cứng sau 10h15 và kết phiên với thanh khoản cao đột biến (hơn 13,2 triệu cổ phiếu khớp lệnh), dư mua giá trần gần 1 triệu cổ phiếu.

cpts-7345.png

Cổ phiếu thủy sản bắt đầu nổi sóng từ cuối tháng 5 khi thị trường chung có xu hướng đi lên và kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu (XK) thủy sản Việt Nam sẽ phục hồi trong nửa cuối năm. Tuy nhiên so với mức đỉnh hồi quý 2, đầu quý 3 năm ngoái, nhiều mã cổ phiếu thủy sản vẫn giảm 40-60% giá trị.

Xuất khẩu thủy sản đầu năm ảm đạm, kỳ vọng phục hồi nửa cuối năm

Theo Tổng cục Hải quan, XK thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 2,57 tỷ USD, giảm 29% so với cùng kỳ. Giá trị XK các mặt hàng chủ lực đều giảm mạnh từ 10-41% do nhu cầu thị trường chính bị ảnh hưởng nặng nề bởi lạm phát cao, suy thoái kinh tế khiến cả lượng XK và giá bán bình quân đều giảm.

Trong 4 tháng đầu năm, 4 thị trường XK đơn lẻ lớn nhất của thủy sản Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. 4 thị trường này chiếm 60% tổng kim ngạch XK thủy sản. Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường XK thủy sản lớn nhất của Việt Nam, mặc dù XK sang thị trường này cũng giảm 9% so với cùng kỳ xuống 444 triệu USD.

Trong khi đó, kim ngạch XK thủy sản sang thị trường Mỹ giảm tới 51% so với cùng kỳ xuống còn 412 triệu USD do tồn kho cao cùng với nhu cầu tiêu thụ yếu. Đây là thị trường XK giảm mạnh nhất trong 4 tháng đầu năm. XK thủy sản sang Trung Quốc cũng giảm 30% so với cùng kỳ xuống còn 364 triệu USD bất chấp thị trường này đã mở cửa trở lại hoàn toàn.

xkts-1506.png

Trong báo cáo mới đây về ngành thủy sản, Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết, nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao và suy thoái kinh tế, khiến họ phải thắt chặt chi tiêu ngay cả đối với các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu như thực phẩm. Horeca (khách sạn-nhà hàng-café), một trong những kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm thủy sản cũng có triển vọng khá ảm đạm trong thời gian tới.

Bên cạnh nhu cầu tiêu dùng thủy sản suy yếu do lạm phát cao, lượng hàng tồn kho cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhập khẩu (NK) thủy sản của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn. Tồn kho tại thị trường này vẫn ở mức cao nên các nhà NK phải giảm hoặc ngừng đặt hàng mới trong những tháng cuối năm 2022 và kéo dài sang đầu năm 2023.

VNDirect cho rằng tổng khối lượng NK thủy sản của thị trường Mỹ nói chung sẽ tiếp tục giảm trước khi phục hồi trong nửa cuối năm 2023, kể từ mức đáy của nửa đầu năm 2023.

Theo ước tính của VNDirect, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ trong 6 tháng cuối năm 2023 sẽ tăng 40-50% so với 6 tháng đầu năm nhờ lạm phát và mức tồn kho giảm, nhu cầu cho các kỳ nghỉ cuối năm tăng.

VNDirect cho biết, hiện đã có dấu hiệu phục hồi của thị trường này trong tháng 5/2023, khi giá cá tra XK bình quân có xu hướng tăng và lạm phát của Mỹ có dấu hiệu hạ nhiệt, với CPI tháng 5/2023 là 4,9%, mức tăng so với cùng kỳ thấp nhất trong hai năm qua và thấp hơn kỳ vọng của thị trường.

Quảng cáo

Còn với thị trường EU, VNDirect dự báo, nhu cầu cá tra từ thị trường này sẽ ổn định trong nửa cuối năm do lạm phát tại EU vẫn ở mức cao trong khi nguồn cung các loại cá thịt trắng khác như cá minh thái bị ảnh hưởng bởi căng thẳng giữa Nga và Ukraine.

Với thị trường Trung Quốc, VNDirect đánh giá tác động từ việc nước này mở cửa hoàn toàn sau COVID-19 yếu hơn mong đợi. Cụ thể, đầu năm 2023, Trung Quốc chính thức mở cửa sau 3 năm thực hiện chính sách “Zero COVID” khiến NK thủy sản của Trung Quốc tăng đáng kể.

Tuy nhiên, XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chưa được như kỳ vọng khi kim ngạch XK thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 364 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ do sự sụt giảm mạnh của các mặt hàng XK chủ lực như tôm và cá tra. Thị phần XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc cũng giảm đáng kể, từ mức 8,8% trong năm 2022 xuống còn 4,2% trong quý 1/2023.

VNDirect cho rằng, người dân Trung Quốc đang có tâm lý tiêu dùng thận trọng hơn trong nửa cuối năm 2023 khi các hộ gia đình có thể phải thắt chặt chi tiêu để trả nợ trong khi tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 4/2023 đã đạt mức kỷ lục. Chi tiêu hộ gia đình Trung Quốc tăng nhanh hơn thu nhập trong đại dịch do thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Mức nợ hộ gia đình đã tăng khoảng 7%, từ mức 56% lên 63% trong 3 năm qua. Nợ gia tăng là một trong những lý do khiến các hộ gia đình Trung Quốc không vay thêm nữa bất chấp lãi suất thấp kỷ lục và các chính sách nới lỏng tiền tệ của nước này.

Do nền tảng kinh tế vĩ mô của Trung Quốc khó đoán định và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác, VNDirect dự báo XK thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc trong nửa cuối 2023 sẽ không tăng trưởng mạnh so với nửa đầu năm.

Doanh nghiệp thủy sản thận trọng với mục tiêu lợi nhuận năm 2023

Sau năm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với tổng doanh thu và lợi nhuận ròng của các công ty thủy sản niêm yết lần lượt tăng 29% và 86% so với cùng kỳ, sang năm 2023 các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là các doanh nghiệp cá tra đều đặt kế hoạch kinh doanh thận trọng hơn so với năm trước do nhu cầu yếu từ các thị trường XK chính và chi phí sản xuất ở mức cao.

Thực tế, kết quả kinh doanh quý 1/2023 của các công ty niêm yết trong ngành cho thấy sự sụt giảm đáng kể về tổng doanh thu (giảm 32% so với cùng kỳ) do cả giá bán trung bình và sản lượng XK đều giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp ngành thu hẹp 5,1 điểm % do giá bán trung bình giảm trong khi chi phí sản xuất tiếp tục neo ở mức cao. Do đó, tổng lợi nhuận ròng trong quý 1/2023 của các doanh nghiệp giảm 74% so với cùng kỳ.

ln-4419.png

Tóm tắt doanh thu quý 1/2023 của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản (đơn vị: tỷ đồng)- nguồn:

VNDirect Research, Fiinpro

Trong bối cảnh đó, hầu hết các doanh nghiệp cá tra đều đặt kế hoạch doanh thu 2023 lớn hơn hoặc bằng doanh thu năm 2022, song lại đặt kế hoạch lợi nhuận sụt giảm đáng kể trong năm 2023. Điều này cho thấy các doanh nghiệp dự tính lợi nhuận gộp sẽ giảm mặc dù giá bán bình quân của sản phẩm có thể duy trì ở mức cao do lạm phát.

Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có phần lạc quan hơn về kết quả kinh doanh năm 2023 khi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với những thách thức có thể thấy được trong năm 2023 của ngành tôm, VNDirect cho rằng kế hoạch này của các doanh nghiệp là khá tham vọng.

Với nhu cầu từ các thị trường XK chính vẫn đang bị ảnh hưởng, VNDirect nhận định hầu hết các doanh nghiệp XK thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong năm 2023 khi biên lợi nhuận gộp giảm và mức nền cao 2022.

Mặt khác, VNDirect cho rằng tại thời điểm này, triển vọng ảm đạm của ngành trong năm 2023 đã phần nào được phản ánh vào giá khi cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết đã giảm khoảng 40-60% kể từ mức đỉnh vào quý 2/2022.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất