Bất động sản và Thép tạm thay thế Ngân hàng giữ nhịp cho VN-Index

Vai trò của Ngân hàng trở nên mờ nhạt khá nhanh nhưng thị trường đã tìm được các đầu kéo thay thế tạm thời. VN-Index chốt phiên vẫn kịp đảo chiều trong sắc xanh.

Bất động sản và Thép tạm thay thế Ngân hàng giữ nhịp cho VN-Index

Định vị thị trường

Cuộc đua điểm số của các chỉ số chứng khoán châu Á vẫn đang diễn ra. Nếu như chứng khoán Nhật Bản có một phiên điều chỉnh khá mạnh khi để giảm 1,82% thì các chỉ số như TWSE (+0,96%), KOSPI (+0,01%) vẫn tăng điểm nhẹ. Thành tích của NIKKEI 225 thu hẹp xuống 22,3% còn TWSE hiện đã đạt gần 20% còn KOSPI là 17%.

VN-Index trong vị thế xuất phát sau các thị trường kể trên nhưng cũng không dễ dàng khuất phục trước áp lực chốt lời. Chỉ số vẫn có phiên tăng điểm nhẹ và bảo vệ được thành tích tăng hơn 10% từ đầu năm.

Chất xúc tác

Ở thời điểm hiện tại, câu chuyện hạ lãi suất dường như đã phát huy hiệu quả hơn với thị trường. Theo ước tính của SSI, lãi suất cho vay trung bình (không tính các khoản ưu đãi) hiện tại vào khoảng 12,5%/năm – giảm khoảng 2,2 điểm % so với cuối năm 2022 nhưng vẫn cao hơn khoảng 2 điểm % so với năm 2019.

Thanh khoản và điểm số đều vẫn đang được đảm bảo. Giá trị giao dịch khớp lệnh của HOSE hôm nay đạt 16.516 tỷ đồng, tương đương 930,39 triệu đơn vị. So với mức bình quân 20 phiên, đây tiếp tục là trạng thái giao dịch đầy sôi động.

Quảng cáo

Trong khi đó, nhà đầu tư nước ngoài không có tín hiệu đáng tin cậy nào trong các phiên gần đây. Sau khi mua ròng nhẹ ở phiên hôm qua thì vị thế bán ra ngay lập tức quay lại khi họ rút 160 tỷ đồng. Các mã VNM (-126,82 tỷ đồng), HCM (-35 tỷ đồng), BID (-10,55%), STB (-18,42 tỷ đồng), CTG (-16,22 tỷ đồng) bị rút ra nhiều nhất. Còn ở chiều ngược lại là GEX (+62 tỷ đồng) và VHM (+60,57 tỷ đồng) trong đó GEX chỉ được được mua thỏa thuận.

Vận động nhóm ngành

Ngoại trừ GEX (+5,56%), các cổ phiếu có bóng dáng khối ngoại ở trên thực tế đều vận động trong biên độ hẹp. Trong khi đó, nhóm Ngân hàng cũng gần như không có nỗ lực kéo điểm rõ ràng. VCB thậm chí còn hạ nhiệt kéo theo HDB (-1%), BID (-1%), MBB (-0,5%), TCB (-0,3%) cũng giảm giá nhẹ.

Trọng trách đỡ chỉ số hôm nay được dành cho các cổ phiếu Bất động sản và Thép trong đó HPG (+3,9%), NVL (+6,99%), PDR (+6,7%) có sự tham gia năng nổ nhất. HPG và NVL lần lượt chiếm 2 vị trí đầu tiên về giá trị giao dịch trên HOSE, đạt 1.247 tỷ đồng và 753 tỷ đồng.

Nhờ có những nỗ lực này các mã cùng ngành như HSG (+4,04%), DIG (+3,04%), NLG (+3,24%), DXG (+2,01%), KDH (+2,17%) mới có giao dịch khả quan thay vì bị cuốn theo các diễn biến của Ngân hàng.

Cùng với đó, nhóm cổ phiếu "khỏe" nhất thị trường là Đầu tư công cũng chưa phát đi tín hiệu tiêu cực nào dù đã điều chỉnh trước thị trường một vài phiên. Kết phiên, FCN (+5,3%), HHV (+4,4%), VCG (+3%), HT1 (+3,7%), LCG (+1,5%) đều trở lại tăng giá và tiếp tục giữ được nền giá cao.

vnindex76a-7848.png

Nhìn chung, sắc xanh vẫn chiếm chủ động với 241 mã tăng so với 134 mã giảm 62 mã đứng giá tham chiếu. VN-Index dù đang phải đương đầu với nhiều đợt chốt lời trong phiên thì chốt phiên vẫn đóng cửa sát ngưỡng 1.110 điểm. Chỉ số tăng 1,23 điểm lên 1.109 điểm, (+0,11%). Tổng giá trị giao dịch sàn đạt 18.082 tỷ đồng.

2 chỉ số còn lại là HNX-Index và UPCoM-Index cũng đóng cửa trong sắc xanh, lần lượt tăng 0,7% và 0,15%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.500 tỷ đồng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế

Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.

Bac A Bank dự kiến tăng vốn lên hơn 10.500 tỷ đồng Bac A Bank ra mắt ứng dụng ngân hàng điện tử phiên bản mới

Trấn Thành chia sẻ góc nhìn về tối ưu dòng tiền cùng Siêu Lợi Suất VIB

Ngày càng thu hút đông đảo người dùng, tài khoản Siêu Lợi Suất của Ngân hàng Quốc Tế (VIB) đang khẳng định vị thế là giải pháp tài chính vượt trội, mang lại giá trị cho khách hàng ở mọi phân khúc. Với lợi suất cao bậc nhất hiện nay cùng tính năng linh

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% VIB ra mắt gói vay căn hộ, nhà phố lãi suất 5,9%-6,9%-7,9% cố định trong 6-12-24 tháng

VietABank tăng mạnh vốn điều lệ, chuẩn bị kế hoạch lên sàn

VietABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên hơn 11.500 tỷ đồng và chuẩn bị kế hoạch niêm yết cổ phiếu trong năm 2025. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20,3% so với năm trước.

VietABank báo lợi nhuận trước thuế 580 tỷ đồng sau 6 tháng 8 cổ đông nắm hơn 29% vốn VietABank VietABank (VAB) bị xử phạt và truy thu hơn 4,1 tỷ đồng tiền thuế

Nhận chuyển giao CBBank: Phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược dài hạn của Vietcombank?

Quyết định chuyển giao bắt buộc CBBank cho Vietcombank không chỉ là cú hích trong lộ trình tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, mà còn là phép thử bản lĩnh và tầm nhìn chiến lược của Vietcombank.

Vietcombank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 49,5% Vietcombank dự kiến dùng 22.770 tỷ đồng lợi nhuận năm 2023 để chia cổ tức

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, LPBank sẽ trình kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt gần 15.000 tỷ đồng, đồng thời đề xuất chia cổ tức tiền mặt lên tới 25% – mức trả bằng tiền mặt cao nhất trong khối ngân hàng hiện nay.

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ đồng Năm 2024, LPBank đạt lợi nhuận 12.168 tỷ đồng, tổng tài sản tăng gần 35% Ông Phạm Phú Khôi đảm nhận vai trò Phó Chủ tịch HĐQT của LPBank

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc, đạt 2,49% trong quý I

Tăng trưởng tín dụng khởi sắc trong quý I/2025, vượt xa cùng kỳ năm trước, phản ánh những nỗ lực điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong việc khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.

ĐHĐCĐ VIB: Thông qua kế hoạch chia cổ tức 21%, kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22% Tín dụng bất động sản được nới lỏng trên cơ sở thận trọng Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86%

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Lần đầu tiên về mặt lý thuyết, các nhà đầu tư đến từ các quốc gia có khả năng tiếp cận quyền sở hữu 100% đối với một giấy phép ngân hàng — trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước đã tạm dừng cấp phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài kể từ năm 2017.

Một ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng tới 131% Tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng Khu vực 12 đạt 0,86% Ngân hàng tạo sức bật cho thị trường, sóng khoáng sản được tái kích hoạt