Cổ phiếu thủy sản "ngược dòng", đồng loạt xanh, tím nhờ những tín hiệu hỗ trợ

Việc 23 doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam vừa được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt xuất khẩu thủy sản vào thị trường tỷ dân cộng thêm kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022 là những thông tin hỗ trợ tích cực cho nhóm cổ phiếu thủy sản.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hệ thống hướng dẫn đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc thực vật sang Trung Quốc (CIFER), thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt, bổ sung thêm 23 cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.

Lũy kế đến đầu năm 2023, hệ thống CIFER của Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ghi nhận 802 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu thủy sản sang thị trường tỷ dân này.

Việc có thêm nhiều doanh nghiệp thủy sản được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc ở thời điểm quốc gia này vừa mở cửa kinh tế được kỳ vọng sẽ giúp đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc tiếp tục khởi sắc trong năm 2023.

Trước đó, trong năm 2022, bất chấp việc Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero COVID”, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn tăng mạnh so với năm 2021, đạt 477.000 tấn, tương đương gần 1,6 tỷ USD, tăng 33% về lượng và tăng 61% về trị giá so với năm 2021.

Ngoài ra, những ngày gần đây, giá cá tra cũng tăng mạnh nhờ nền kinh tế Trung Quốc mở cửa giao thương trở lại trong tháng 1/2023. Hiện giá cá tăng lên 31.000 đồng/kg đang giúp người nuôi có lời.

Những thông tin này cộng thêm kết quả kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2022 đã ngay lập tức tác động tích cực đến nhóm cổ phiếu của doanh nghiệp thủy sản trong phiên 9/2 giúp nhóm cổ phiếu này "bơi ngược dòng" khi thị trường chung giảm hơn 8 điểm.

Tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc và Mỹ

Theo đó, đến 10h30 sáng, các mã ANV (+7%), ACL (+6,8%), IDI (+6,8%), CMX (+7%) đã tăng kịch biên độ, trong khi các mã khác cũng tăng mạnh như VHC (+4,4%), FMC (+4,8%), ASM (+5,3%), MPC (+3,5%).

Và đến kết phiên, các mã ANV, ACL, IDI, CMX vẫn giữ được mức giá trần, trong khi VHC giảm đôi chút còn 4%. Một số mã cổ phiếu thủy sản khác cũng giữ được mức tăng khá ấn tượng như FMC (+3,2%), ASM (+4,2%), MPC (+2,3%).

thuysan-4276.jpg

Cổ phiếu của các doanh nghiệp thủy sản, đặc biệt là doanh nghiệp cá tra tăng mạnh trong bối cảnh xuất khẩu cá tra đón những tín hiệu lạc quan từ thị trường Mỹ và Trung Quốc.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), mặc dù trong quý 4/2022, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã rơi xuống mức thấp nhất năm với 475 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm 2021 trước tác động của lạm phát khiến đơn hàng từ các thị trường giảm, nhưng so với các ngành hàng khác, cá tra vẫn có triển vọng khả quan hơn trong năm 2023, nhờ những tín hiệu tích cực từ hai thị trường lớn là Trung Quốc và Mỹ.

VASEP cho biết, việc Trung Quốc mở cửa hoàn toàn đã khai thông cho nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có cá tra. Với 712 triệu USD trong năm 2022, cá tra chiếm 40% xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc – là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cũng giúp phí vận chuyển hàng hóa giảm xuống dưới mức trước đại dịch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho thương mại.

Quảng cáo

Dù việc Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế đối với COVID chưa thể mang lại sự hồi phục mạnh mẽ cho đơn hàng thủy sản ngay trong những tháng đầu năm, song theo VASEP sau một vài tháng thị trường này sẽ thích ứng và bùng phát mạnh nhu cầu trong các phân khúc tiêu thụ.

Còn đối với thị trường Mỹ, diễn biến cung cầu cá thịt trắng đang có lợi cho cá tra. Các chuyên gia và các thương gia tại thị trường Mỹ đều nhận định lạc quan về nhu cầu cá tra và cá rô phi tại thị trường Mỹ trong năm 2023. Hai loài này đều có giá phù hợp và nguồn cung ổn định. Trong khi đó, lệnh cấm với Nga tiếp tục làm sụt giảm nguồn cung cá tuyết – loài cá thịt trắng vốn được ưa chuộng tại Mỹ. Đặc biệt, vào mùa Chay (từ cuối tháng 2 tới giữa tháng 4), nhu cầu sẽ tăng và sẽ phải bù đắp thiếu hụt bằng các loài khác như cá tra, cá rô phi, cá minh thái.

Năm 2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ đạt 537 triệu USD, tăng 45% so với năm 2021, duy trì tăng trưởng dương từ 23% - 123% trong 3 quý đầu năm, nhưng lượng tồn kho tăng khiến nhu cầu giảm trong quý 4, nên quý cuối năm giảm 32%.

VASEP nhận định kinh tế Mỹ có tín hiệu hồi phục nhẹ, lượng tồn kho giảm và các yếu tố cung - cầu có thể sẽ kích thích các đơn hàng cho cá tra tăng trở lại từ sau Tết nguyên đán.

Trong báo cáo mới đây Công ty Chứng khoán Agribank (Agriseco) cũng kỳ vọng việc Trung Quốc mở cửa có thể khiến cho lượng tiêu thụ cá tra của nước này tăng lên đáng kể, đặc biệt trong bối cảnh nguồn cung cá thịt trắng khác như cá Minh Thái từ Nga đang sụt giảm.

Tuy nhiên, theo Agriseco xuất khẩu cá tra vẫn sẽ còn gặp nhiều khó khăn ở thị trường Mỹ và EU trong nửa đầu năm 2023 bởi tình trạng lạm phát và suy giảm tăng trưởng kinh tế. Do đó, phần tăng trưởng kỳ vọng từ thị trường Trung Quốc sẽ chỉ có thể bù đắp được phần nào cho sự sụt giảm đến từ các thị trường khác.

Kết quả kinh doanh quý 4/2022 thụt lùi nhưng cả năm vẫn đạt kỷ lục

Năm 2022, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc cao kỷ lục gần 11 tỷ USD, giúp Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới. Theo VASEP dự đoán, năm 2023 nếu tình hình đơn hàng tích cực trở lại vào cuối quý 1, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cả năm có thể đạt được 10 tỷ USD.

lnst-4691.png

Mức tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu thủy sản trong năm 2022 cũng được phản ánh rõ nét vào kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, trong đó nhiều doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục.

Tiêu biểu như “nữ hoàng cá tra” Vĩnh Hoàn (VHC), mặc dù doanh thu quý 4 giảm 7% và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đi lùi 56%, xuống 233 tỷ đồng, song tính chung cả năm 2022, doanh thu thuần của VHC vẫn tăng trưởng 46% so với năm trước, đạt 13.239 tỷ đồng, LNTT và LNST lần lượt đạt 2.320 tỷ đồng và 2.014 tỷ đồng, đều tăng 82% so với năm 2021. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục của doanh nghiệp này.

Một doanh nghiệp cá tra khác là CTCP Nam Việt (ANV) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh cao kỷ lục trong năm 2022 với doanh thu thuần hơn 4.897 tỷ đồng và lãi sau thuế 674 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và gấp 5,2 lần so với năm 2021.

Tương tự, CTCP Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (IDI) công bố doanh thu thuần năm 2022 đạt 7.930 tỷ đồng và LNST kỷ lục 599 tỷ đồng, tăng lần lượt 39% và 399% so với năm ngoái. Còn CTCP Tập đoàn Sao Mai (ASM) báo lãi 963 tỷ đồng, tăng 37%; CTCP Xuất nhập khẩu Cửu Long (ACL) cũng lãi sau thuế 119 tỷ đồng, tăng 183%; LNST của CTCP Camimex Group (CMX) tăng gần 14%, đạt 95 tỷ đồng.

Trong khi đó, lợi nhuận nhóm doanh nghiệp xuất khẩu tôm kém khởi sắc hơn khi CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) công bố doanh thu thuần đạt gần 5.702 tỷ, LNST 320 tỷ, lần lượt tăng 10% và tăng 11,5% so với năm 2021. Công ty mẹ “vua tôm” Minh Phú (MPC) lại ghi nhận doanh thu giảm 12%, xuống 8.925 tỷ, song LNST vẫn đạt 802 tỷ, tăng 51% so với năm ngoái.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, SHB chi trả cổ tức năm 2024 với tổng tỷ lệ 18%, gồm 5% bằng tiền và 13% bằng c

Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

BIDV triển khai “Nâng hạng ưu tiên – Đặc quyền đẳng cấp” dành cho khách hàng cá nhân

Từ nay đến hết ngày 31/12/2025 khách hàng khi gửi tiền tiết kiệm hoặc duy trì số dư trong tài khoản đạt đủ điều kiện có cơ hội trở thành khách hàng ưu tiên BIDV Premier và nhận quà tặng đến 1 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu BIDV dự kiến tăng trưởng tín dụng 15-16%

Cổ phiếu SHB bật tăng hơn 5%, khối ngoại mua ròng hơn 22 triệu cổ phiếu

Kết phiên ngày 15/5, cổ phiếu SHB có giá 13.700 đồng/cp, tăng 5,4%, lũy kế tăng 48% so với đầu năm. Khối lượng giao dịch gần 168 triệu đơn vị, cao thứ 2 từ đầu năm, trong đó, khối ngoại mua ròng kỷ lục hơn 22 triệu cổ phiếu. Trong 2 tháng gần đây, khối lượng giao dịch trung bình của SHB đạt 77 triệu cổ phiếu, hơn gấp đôi so với 3 tháng đầu năm.

ĐHĐCĐ SHB: Có thể hoàn thành chuyển nhượng SHBFC sớm hơn dự kiến Bứt phá từ nội lực - SHB viết tiếp hành trình đồng hành cùng đất nước vươn xa SHB - Nơi hơn 100.000 cổ đông đặt niềm tin, đồng hành cùng phát triển, bứt phá trong kỷ nguyên mới

PGBank chuẩn bị họp đại hội bất thường để bầu bổ sung nhân sự cấp cao

PGBank dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 7 tới để bầu bổ sung nhân sự vào Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025–2030, sau khi một số ứng viên rút hồ sơ.

Ba cổ đông lớn bất ngờ “xả” gần 6,5% vốn điều lệ PGBank (PGB) PGBank có nữ Chủ tịch mới ĐHĐCĐ PGBank: Mục tiêu lợi nhuận hơn 1.000 tỷ đồng, tăng gấp đôi vốn điều lệ

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%