Tuy nhiên, phải mất 2 phiên liên tiếp kiểm định cung cầu, nhóm cổ phiếu có liên quan mới nối lại được đà tăng.
Cổ phiếu Hạ tầng và Vật liệu xây dựng đánh bại VN-Index
Tính đến hết phiên giao dịch 10/1, VN-Index đã có chuỗi 5 phiên đi ngang ở quanh 1.050 điểm. Chỉ số khép phiên hôm nay giảm 0,86 điểm xuống 1.053,35 điểm (-0,08%). Tiền ngoại mua ròng tiếp tục gần 440 tỷ đồng, qua đó đã nối dài chuỗi mua ròng liên tiếp lên con số 12 trên sàn.
Dù vậy, xét về thành tích tăng từ đầu năm, VN-Index mới tăng 4,59%. Đây là mức tăng thấp hơn nhiều so với diễn tích cực của nhóm cổ phiếu Hạ tầng và Vật liệu xây dựng. Các biến động tăng mạnh trong phiên chiều nay đã giúp cho nhóm này ghi nhận mức tăng ấn tượng hơn VN-Index: VCG hiện đã tăng 12,17%, FCN tăng 14,9%, HHV tăng 15,71%, KSB tăng 17,11%, LCG tăng 15,42%, HT1 tăng 13,04%.
Cổ phiếu BCC đã tăng 30,5% từ đầu năm 2023.Trên HNX, các mã như PLC (+16,44%), BCC (+30,5%) cũng phản ánh được xu thế tích cực cho 2 nhóm ngành này. Và nếu tính cả nhóm Thép với HSG, NKG, HPG, VGS sau phiên hôm nay cũng đã có thành tích tốt hơn VN-Index.
Đúng là ở phiên sáng nay, sự thể hiện của các nhóm ngành trên vẫn còn khá "mông lung" nhưng tới phiên chiều cầu mua vào đã kịp thời giúp cho vượt bài test ngay tại đường xu hướng tăng ngắn hạn.
Hiện nhà đầu tư đang truyền nhau thông tin về danh sách nhà thầu tham gia 12 dự án thành phần của cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025. Tổng giá trị của 12 dự án thành phần này là hơn 115 nghìn tỷ đồng trong đó có những cái tên đã tăng trần ấn tượng của phiên hôm nay như VCG, LCG; trong đó VCG đứng thứ 3 về giá trị giao dịch của HOSE, chỉ xếp sau HPG và STB.
Cùng với đó, một số cổ phiếu khác cũng có tên trong danh sách trên như C4G (+6,2%) và G36 (+6,6%) cũng đều tăng rất khả quan trên UPCoM.
Thị trường chứng khoán vẫn cần thanh khoản
Để nhóm cổ phiếu Đầu tư công hay các nhóm ngành khác có thể đi xa hơn, yếu tố thanh khoản vẫn là đòi hỏi quan trọng nhất với thị trường vào lúc này. Quy mô giao dịch của HOSE tính đến hết phiên giao dịch ngày 10/1 chỉ đạt 9.710 tỷ đồng, tương đương 546,26 triệu đơn vị. So với mức bình quân 20 phiên gần nhất thì khối lượng kể trên vẫn là con số thấp.
Giá trị giao dịch khớp lệnh của HOSE chỉ đạt hơn 7.100 tỷ đồng phiên 10/1Đây cũng là một nguyên khiến cho quá trình kiểm tra lại cung cầu tại các cổ phiếu Hạ tầng và Vật liệu xây dựng đã phải sớm diễn ra từ phiên giao dịch thứ Sáu tuần trước. Cùng với đó là một số nhóm ngành như Năng lượng, Chứng khoán, Dầu khí cũng đang vướng vào tình trạng tương tự như của các cổ phiếu Hạ tầng và Vật liêu xây dựng.
Phiên hôm nay HOSE vẫn gần như còn không còn nhiều cơ hội rõ rệt ngoại trừ các mã kể trên hay như PVD (+1,07%), DBC (+5,3%). Độ rộng sàn vẫn còn gần 39% mã giảm so với 47% mã tăng giá.
Hai sàn HNX và UPCoM cũng đều chỉ khép lại một phiên với trạng thái trái chiều nhau lần lượt tăng 0,46% và giảm 0,36%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 1.300 tỷ đồng.