Cổ phiếu Chứng khoán hạ độ cao, có mã giảm sàn

3 nhóm cổ phiếu tích cực ở tuần trước là Chứng khoán, Dược và Mía đường chỉ còn lại 1 nhóm đi tiếp. Nhiều cổ phiếu ngành Chứng khoán đã có một phiên giảm khá mạnh, vượt xa biên độ giảm của VN-Index.

Nhiều mã cổ phiếu Chứng khoán giảm mạnh trong phiên 25/4 (Ảnh minh họa)
Nhiều mã cổ phiếu Chứng khoán giảm mạnh trong phiên 25/4 (Ảnh minh họa)

Định vị thị trường

Biến động từ thị trường chứng khoán Mỹ là không đáng kể và không thực sự tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam trong các phiên vừa qua. Hiện chỉ số đo lường dao động của Mỹ là VIX vẫn nằm ở dưới mức 18 điểm trong khi đó các chỉ số như NASDAQ và S&P 500 có sự biến động trái chiều trong biên độ hẹp.

Khu vực châu Á nói chung đang điều chỉnh đồng loạt ngoại trừ thị trường Nhật Bản vẫn đang giữ điểm khá tốt. Một loạt các chỉ số chứng khoán châu Á như CSI 300 (-0,5%), KOSPI (-1,37%), TWSE (-1,64%) đều giảm điểm. Vận động của VN-Index cũng đang trong mạch điều chỉnh từ 2 tuần trước đó. Phiên hôm nay là phiên giảm thứ 3 liên tiếp của chỉ số.

Chất xúc tác

Sự thất thường của tiền ngoại vẫn chưa có chuyển biến mới. Trong phiên đầu tuần, khối ngoại mua ròng 245,34 tỷ đồng nhưng sang đến hôm nay họ cũng nhanh chóng quay trở lại bán ròng 136 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Tiền nội hoàn toàn nắm quyền chủ động trên thị trường nhưng đây lại là giai đoạn tâm lý nghỉ lễ đã dần xuất hiện. Thị trường hiện chỉ còn 3 phiên trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5. Thanh khoản của phiên hôm nay chỉ nằm dưới mức bình quân 20 phiên.

kngoai254a-3884.png
Quảng cáo

Ngoài ra, cũng cần lưu ý tới chuyển động rất nhanh trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất qua đêm đã bất ngờ nhảy mạnh sáng nay, thêm 2,22% lên 6,03%. Đây là bước nhảy rất lớn cho thấy có những biến động mạnh về thanh khoản của hệ thống nói chung.

Vận động nhóm ngành

Nhóm cổ phiếu VN30 lại gây thêm áp lực điều chỉnh cho thị trường. Đặc biệt vào phiên chiều, các cổ phiếu MSN (-2,7%), NVL (-2,1%) còn bị nới thêm biên độ. Nhóm Ngân hàng tiếp tục có những phản ứng gây thất vọng dù đã được Ngân hàng Nhà nước chính thức cho giãn nợ và cơ cấu nhóm nợ khi một loạt mã như TCB (-1,7%), STB (-2%), MSB (-2%), HDB (-2,1%), CTG (-1,4%), VIB (-1,5%), EIB (-1,6%) đồng loạt giảm giá.

Các cổ phiếu ngành Chứng khoán đã phải hạ độ cao nhanh chóng với SSI (-1,86%), VND (-2,34%), VCI (-3,69%). Một số còn giảm sâu hoặc giảm sàn như BSI (-4,8%), FTS (-5,4%), CTS (-6,98%), AGR (-6,61%), ORS (-6,8%), VDS (-6,88%). Đây là hiện tượng chốt lời nhanh của dòng tiền lướt sóng khi thị trường đã trở nên kém thuận lợi.

Như vậy, 3 nhóm ngành có diễn biến tích cực nhất trong tuần trước thì đã có 2 nhóm ngành chững lại (Chứng khoán và Dược phẩm). Nhóm còn lại vẫn đi tiếp trong phiên hôm nay là Mía đường: LSS vẫn tăng trần, SBT tăng 3,87%.

Một số nhóm ngành như Thép, Vận tải biển, Xăng dầu thực tế cũng vận động khá tích cực với HPG (+1,94%), HSG (+2,4%), HAH (+6,96%), PSH (+6,9%). Tuy nhiên, tính chung lại, các cơ hội vẫn rất ít trên thị trường. Sắc xanh hoàn toàn lép vế trên HOSE với tỷ trọng chỉ là 28%. Độ phủ của sắc đỏ là rộng hơn 2 lần sắc xanh.

vnindex254a-2820.jpg

VN-Index chốt phiên giảm 6,51 điểm xuống 1.034,85 điểm (-0,63%). Thanh khoản của thị trường đạt 539,58 triệu đơn vị, tương đương 9.414 tỷ đồng.

HNX-Index điều chỉnh mạnh hơn VN-Index khi mất 1% xuống 204,69 điểm. Nhóm cổ phiếu Chứng khoán với SHS (-3,9%), MBS (-6,3%) giảm khá mạnh, đều đạt quy mô giao dịch trên 100 tỷ đồng. Giá trị giao dịch của sàn đạt 1.177 tỷ đồng.

Trong khi đó, UPCoM-Index vẫn tăng 0,12% nhờ có sự trợ giúp của MSR (+10,5%) và MPC (+4,4%). Giá trị giao dịch của sàn này đạt 1.114 tỷ đồng.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Top 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất tính đến hết quý III/2024

Theo thống kê từ báo cáo tài chính quý III/2024 được 29 ngân hàng đã công bố (không bao gồm Agribank), tổng tài sản của các ngân hàng này đạt hơn 16,2 triệu tỷ đồng, tăng 8,6% so với cuối năm 2023. Trong đó, 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất, gồm: BID

Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh: Loạt cổ phiếu tăng vọt sau "tin vui" cổ tức, một mã bứt phá 82% sau một tuần

Chính phủ yêu cầu hoàn thiện phương án xử lý đối với ngân hàng SCB ngay trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng kiểm soát đặc biệt còn lại; hoàn thiện phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trong tháng 12 năm 2024.

“Vụ việc SCB không thuộc phạm vi của kiểm toán nhà nước” Đình chỉ 4 cán bộ kiểm toán Deloitte Việt Nam liên quan vụ SCB

Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt quyết định về lãi suất tiền gửi

Nhằm đảm bảo tính thống nhất về căn cứ pháp lý với các Thông tư quy định về lãi suất tiền gửi, ngày 01/11/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành các Quyết định 2410/QĐ-NHNN và 2411/QĐ-NHNN quy định về lãi suất tiền gửi trong đó chỉnh sửa căn cứ pháp lý ban hành và không thay đổi các mức lãi suất tiền gửi.

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất? Nhân viên ngân hàng nào có thu nhập cao nhất?

Ngân hàng nào đang tối ưu chi phí hoạt động nhất?

CIR giảm có tác động từ hai chiều: chiều tiết giảm chi phí hoạt động và chiều doanh thu tăng trưởng cao hơn; hoặc ngân hàng vẫn gia tăng đầu tư với chi phí hoạt động tăng lên nhưng hiệu quả tạo doanh thu đạt được lớn hơn.

Nợ xấu ngân hàng tiếp tục tăng cao 9 tháng đầu năm Nhìn lại bộ đệm dự phòng và một cấu phần mức độ “của để dành” ngân hàng Việt 9 tháng đầu năm Căng thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 65.450 tỷ đồng tuần qua