Chuyên gia nói tích đầy kho khí đốt không giúp EU vượt qua mùa đông tới

EU đang trên đà đạt được mục tiêu tích trữ khí đốt, nhưng các nhà phân tích cảnh báo yếu tố lớn hơn đối với an ninh năng lượng trong mùa đông này là liệu EU có thể cắt giảm tiêu thụ đủ nhiều để đảm bảo có nhiên liệu dùng qua những tháng lạnh giá nhất hay

Theo hãng tin Reuters, dữ liệu của Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu cho thấy sau mùa hè tích trữ, kho khí đốt của châu Âu đã đầy 79,94%, và gần như chắc chắn sẽ giúp các quốc gia vượt mục tiêu tích 80% kho dự trữ vào tháng 11.

Trong một năm bình thường, lượng khí đốt đó có thể giúp châu Âu vượt qua giai đoạn nhu cầu dùng khí đốt cao đỉnh điểm vào mùa đông. Nhưng vào năm 2022, khi Nga giảm mạnh cung cấp khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 và thậm chí đang ngừng cung cấp khí đốt vô thời hạn qua đường ống này, thì tỷ lệ tích trữ trên sẽ không đủ.

Theo công ty nghiên cứu năng lượng Aurora, tích trữ đầy kho khí đốt có thể giúp các nước châu Âu đáp ứng nhu cầu nhiều nhất trong khoảng ba tháng. Tại Đức, nơi có gần 1/4 kho dự trữ của EU, khí đốt dự trữ có thể đáp ứng nhu cầu trung bình từ 80 đến 90 ngày.

Ông Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao của tổ chức tư vấn Bruegel, nói với Reuters: “Để đối phó với tình hình khủng hoảng này, giảm nhu cầu thậm chí còn quan trọng hơn tích trữ”.

Với khoảng 888 terawatt giờ (TWh) khí đốt đang được dự trữ, các nước EU đã vượt qua mức đỉnh 858 TWh được dự trữ trước mùa đông năm ngoái.

Nhưng nếu các quốc gia không cắt giảm sử dụng nhiên liệu, các kho chứa khí đốt của châu Âu sẽ vẫn cạn kiệt vào tháng 3. Dự báo này dựa trên mô hình của công ty tình báo dữ liệu với kịch bản là Nga vẫn cung cấp một lượng khí đốt suốt mùa đông và thời tiết không lạnh bất thường.

ICIS cho biết để ngăn chặn khủng hoảng nguồn cung vào mùa đông, mỗi tháng các quốc gia cần cắt giảm lượng khí đốt sử dụng 15% so với mức trung bình trong 5 năm. Điều đó sẽ khiến kho dự trữ sau mùa đông còn đầy 45% nếu Nga tiếp tục cung cấp khí đốt và đầy 26% nếu Nga cắt nguồn cung từ tháng 10.

Ông Mauro Chavez Rodriguez, Giám đốc nghiên cứu khí đốt châu Âu tại công ty Wood Mackenzie cho biết: Vừa không có khí đốt của Nga và vừa không giảm mạnh tiêu thụ khí đốt trong các ngành công nghiệp và tòa nhà có thể dẫn đến tình trạng phải hạn chế phân bổ lượng điện trong mùa đông này.

Quảng cáo

Tuy nhiên, cho đến nay, nhiều nơi vẫn không cắt giảm nhu cầu khí đốt liên tục trên quy mô cần thiết, mặc dù nhiều ngành công nghiệp buộc phải giảm sản lượng do giá khí đốt cao bất thường. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến 2/3 công suất sản xuất phân bón của châu Âu.

Vào cuối tháng 7, các nước EU đã nhất trí cắt giảm 15% lượng khí đốt sử dụng trong mùa đông này so với mức trung bình của mùa đông năm 2017-2021. ICIS cho biết mức tiêu thụ khí đốt của châu Âu trong nửa đầu tháng 8 thấp hơn 11% so với mức trung bình 5 năm.

Dữ liệu từ cơ quan quản lý năng lượng liên bang Đức cho thấy lượng sử dụng khí đốt của ngành công nghiệp Đức đã giảm mạnh 21% trong tháng 7 so với mức trung bình 2018-2021, nhưng trước đó không có tháng nào có mức cắt giảm lớn hơn 14%.

duc4922-1-4021.jpg

Cổng Brandenburg ở Berlin được chiếu sáng ban đêm. Ảnh: Reuters

Khác với hầu hết các chính phủ châu Âu, Đức đã đưa ra một số yêu cầu để tiết kiệm năng lượng. Các yêu cầu bắt đầu được thực hiện vào tháng 9, trong đó có lệnh cấm sưởi ấm bằng khí đốt tại các bể bơi tư nhân, giảm chiếu sáng tại các địa danh công cộng và cấm các cửa hàng có hệ thống sưởi mở cửa cả ngày.

Ông Matthias Buck, Giám đốc khu vực châu Âu tại công ty Agora Energiewende, cho biết Đức cần cắt giảm từ 20 đến 25% lượng sử dụng khí đốt trong mùa đông này, trong đó có cả giảm nhu cầu tại các hộ gia đình.

Không tiết kiệm khí đốt trong mùa đông này sẽ khiến quá trình tích đầy kho khí đốt cho mùa đông tới sẽ khó hơn rất nhiều. Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho biết nếu điều đó xảy ra và Nga cắt cung cấp khí đốt, kho dự trữ của châu Âu vào năm tới có thể cạn kiệt vào tháng 11.

Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã giúp châu Âu nhanh chóng lấp đầy kho dự trữ trong năm nay, nhưng nếu không có khí đốt Nga vào năm 2023, thị trường LNG hạn hẹp sẽ không thể giúp các cơ sở tích trữ của châu Âu trở lại mức an toàn trước mùa đông. Điều này khiến việc giảm sử dụng khí đốt là rất quan trọng đối với các quốc gia.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn

Chuỗi cung ứng châu Á hướng sự dịch chuyển về ASEAN mở ra cơ hội lớn cho Việt Nam

Trong bối cảnh chuỗi cung ứng châu Á đang trải qua những thay đổi lớn trong cơ cấu, rất nhiều thay đổi đó hướng sự dịch chuyển về ASEAN, Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 Chuyên gia HSBC: Cơ hội kinh doanh ở ASEAN và Trung Quốc không phải cuộc chơi phân định thắng thua

Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn tại 6 ngân hàng thương mại lớn

Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát tài chính Nhà nước cho biết Trung Quốc có kế hoạch tăng vốn cốt lõi cho 6 ngân hàng thương mại lớn để củng cố, nâng cao khả năng vận hành ổn định và phát triển.

Ngành công nghiệp Mỹ phản ứng trước quyết định thuế mới đánh vào hàng hóa Trung Quốc Thị trường tiêu dùng Trung Quốc sôi động trong Tết Trung thu