Chuyên gia dự báo thời điểm lãi suất có thể giảm nhanh, mọi thứ có thể sáng sủa

Có thể từ tháng 5,6 trở đi, khi bức tranh lạm phát của thế giới cũng như Việt Nam rõ ràng hơn, tình hình lạm phát ở Mỹ kiểm soát tốt hơn, Fed ngừng tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất có hy vọng giảm nhanh, mọi thứ có thể sáng sủa, dễ thở hơn cho các bên.

Nhận định được ông Nguyễn Thanh Lâm, Giám đốc Phân tích Khối khách hàng cá nhân, Maybank Investment Bank chia sẻ với chúng tôi xoay quanh những diễn biến, các yếu tố tác động tới thị trường hiện nay.

Đánh giá của ông ra sao về diễn biến thị trường trong tháng đầu năm và pha điều chỉnh gần đây?

Trong tháng 1 thị trường có sự khởi sắc, khối ngoại là lực đỡ rất quan trọng cho thị trường, cũng như một phần đầu tháng 2. Nhờ lực đỡ đó, thị trường có sự hồi phục đáng kể cho tới trước Tết. Sau Tết, động lực đến từ khối ngoại yếu đi. Vài tuần trở lại đây, họ giao dịch chậm lại sau giai đoạn giải ngân tốt, cho thấy động lực đến từ khối ngoại chững lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường có pha điều chỉnh xuống ở giai đoạn vừa rồi.

Nguyên nhân nữa, từ trước tết thị trường hồi có phần hơi “nóng”, có phần quá mua. Sau Tết, một mặt thị trường mất trợ lực từ khối ngoại, mặt khác kết quả kinh doanh quý 4/2022 không khả quan so với kỳ vọng nhà đầu tư, kích hoạt áp lực chốt lời mạnh hơn.

Vừa qua, những thông tin liên quan hỗ trợ cho thị trường, doanh nghiệp bất động sản, sửa đổi Nghị định 65 có tín hiệu quyết liệt hơn từ Chính phủ nhưng kết quả cụ thể chưa có, dẫn tới tâm lý nhà đầu tư vẫn ở trạng thái khá thận trọng.

Còn về lãi suất, lạm phát vẫn chưa biến động. Tuần vừa rồi, có tình trạng giá USD thế giới tăng lên trở lại, chỉ số USD Index tăng lên chút, điều này có thể dẫn tới sự thận trọng nhất định của nhà đầu tư.

Lạm phát của Mỹ chưa thể nguội đi một cách quá nhanh, có phần dưới kỳ vọng của nhà đầu tư dẫn tới có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ chính sách tương đối thận trọng về góc độ lãi suất. Có thể còn 1, 2 đợt tăng lãi suất trong năm 2023. Điều này dẫn tới thị trường thế giới có đôi chút điều chỉnh trong tuần rồi.

Sau giai đoạn mua ròng kéo dài trên thị trường Việt, khối ngoại gần đây có chững lại đà mua ròng, thậm chí khoảng một tuần qua họ đã bán ròng, ông bình luận gì về động thái này?

Lực mua của khối ngoại tháng 1 phần lớn tới từ quỹ ETF. Khi thị trường bị bán tháo cuối năm ngoái, dẫn tới định giá hấp dẫn và họ tìm đến. Một trong các quỹ giải ngân tốt như Fubon (Đài Loan) một lần nữa chạm mức trần hạn mức của quỹ.

Sau giai đoạn giải ngân mạnh mẽ, khối ngoại mới chỉ bán ròng nhẹ trong tuần qua. Tôi nghĩ dòng tiền của khối ngoại vẫn vào. Chẳng hạn, đầu tháng 3 dự kiến có lực hỗ trợ từ quỹ VanEck. Trước đó họ thông báo chuyển toàn bộ danh mục cổ phiếu (hiện tỷ lệ cổ phiếu doanh nghiệp Việt Nam) chiếm 70% sang 100% cổ phiếu đang niêm yết tại thị trường Việt. Như vậy, sẽ có khoảng 100 triệu USD đến từ việc cơ cấu của riêng quỹ này, chưa tính các quỹ đầu tư khác…

Theo đó, trong ngắn hạn 1-2 tháng tới, tôi tương đối tự tin dòng vốn khối ngoại. Sau khi chững giao dịch vài tuần họ sẽ tiếp tục giải ngân tốt. Tôi cho rằng, chưa cần thiết phải quá lo ngại về việc khối ngoại "quay xe" hay bán ròng vào lúc này, vì định giá thị trường dù có cao hơn cuối năm trước nhưng nếu nói mất cạnh tranh thì chưa.

Quảng cáo

Việc thị trường đã hồi phục tốt trong giai đoạn vừa rồi chưa là vấn đề lớn. Trong mắt khối ngoại mà chúng tôi có dịp tiếp cận như Thái Lan hay một số bên, họ vẫn dành sự quan tâm lớn tới triển vọng thị trường Việt Nam trong 2023.

Fed ngừng tăng lãi suất, mặt bằng lãi suất hy vọng giảm nhanh

Thông tin nhận được nhiều sự quan tâm là hội nghị gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản. Góc nhìn của ông như thế nào xoay quanh sự kiện này?

Tôi đánh giá vẫn là tích cực, điểm cộng nhỏ trong bối cảnh hiện nay, ít nhất Chính phủ cũng có sự quan tâm, tạo hội nghị lắng nghe các bên, có mục tiêu hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Về kết quả, trong ngắn hạn cũng chưa có gì mới.

Thông điệp hội nghị cho thấy, thứ nhất Chính phủ cũng có những hỗ trợ, ví dụ thúc đẩy sửa đổi Nghị định 65 liên quan trái phiếu, đây cũng là vấn đề quan trọng. Hiện nay, một trong gánh nặng lớn với bất động sản nói riêng và thị trường chung liên quan tới trái phiếu với áp lực đáo hạn cao trong quý 2,3 tới. Nếu nghị định sửa đổi theo hướng hợp lý hơn, có sự dễ thở hơn cho các doanh nghiệp trong việc xử lý trái phiếu đáo hạn, tôi nghĩ là điều đáng quan tâm nhất.

Bên cạnh đó, thông điệp từ hội nghị cũng cho thấy không có hạn chế trong việc cho vay bất động sản, không làm khó thêm các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên cũng không có nhiều ưu ái bởi bất động sản cũng là một ngành nghề và cần tạo sân chơi công bằng cho các nghề khác…

Nói chung, góc nhìn của tôi, ngắn hạn chưa có gì xấu nhưng cũng chưa có đột phá nào quá lớn. Về trung dài hạn, nếu sửa Nghị định 65, gói tín dụng cho vay nhà ở xã hội được thực hiện cũng là một điểm cộng giải quyết cho tình huống khó khăn hiện nay của doanh nghiệp bất động sản. Mặc dù phân khúc nhà ở xã hội biên lợi nhuận không cao, thậm chí không có lời nhưng đổi lại giúp doanh nghiệp có thanh khoản, có dòng tiền, vượt qua giai đoạn ngặt nghèo, đồng thời giúp nhà nước giải quyết được mục tiêu phát triển nhà ở xã hội.

Về lãi suất, các chuyên gia của Maybank Investment Bank vẫn giữ quan điểm trong giai đoạn nửa đầu năm nay, Nhà nước vẫn thận trọng với lạm phát. Mặt bằng lãi suất chưa thể giảm nhanh, có thể không tăng nhưng sẽ đứng ở mức hiện nay thêm khoảng thời gian tương đối, nếu có giảm sẽ ở mức tượng trưng.

Chúng tôi cho rằng, có thể từ tháng 5,6 trở đi, khi bức tranh lạm phát của thế giới cũng như Việt Nam rõ ràng hơn, tình hình lạm phát ở Mỹ kiểm soát tốt hơn, Fed ngừng tăng lãi suất, đây mới là lúc mặt bằng lãi suất có hy vọng giảm nhanh, là lúc mọi thứ có thể sáng sủa, dễ thở hơn cho các bên. Còn một vài tháng trước mắt, tình hình chưa có nhiều chuyển biến lớn.

Cuối cùng, nhận định của ông về xu hướng của VN-Index trong thời gian ngắn tới?

Về xu hướng của VN-Index, trong ngắn hạn thị trường rơi vào tình huống, không có thêm nhiều thông tin xấu đột biến, kể cả thế giới lẫn trong nước. Tuy nhiên ở góc độ tích cực, mọi thứ không chuyển động quá nhanh, trạng thái giao dịch sẽ hơi cầm chừng, bởi nhà đầu tư muốn nhìn thêm kết quả kinh doanh quý 1, áp lực đáo hạn trái phiếu ở quý 2, sửa đổi Nghị định 65 có thực sự đem lại hiệu quả giảm bớt áp lực trái phiếu không… Theo đó mới có thể kỳ vọng vào sự đi lên mạnh mẽ, bền vững của thị trường. Tôi cho rằng có thể bắt đầu từ cuối quý 2, đầu quý 3.

Một vài tháng tới, tôi vẫn nghiêng về hướng tăng lên nhẹ, dạng “sideway up”, lình xình theo hướng đi lên nhẹ. Điểm cộng đến là từ khối ngoại, như đã đề cập ở trên. Tháng tới họ vẫn sẽ mua ròng với lực vừa, là động lực cho thị trường. Thị trường sẽ chọn kịch bản giằng co rồi tăng nhẹ, ít có biến động quá lớn 1-2 tháng tới.

Cảm ơn ông!

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Lợi nhuận ngành ngân hàng cao nhất lịch sử nhờ đâu?

Theo giới phân tích, động lực chính thúc đẩy lợi nhuận phục hồi đến từ sự cải thiện đồng thời của cả thu nhập lãi thuần và các nguồn thu nhập phi tín dụng, trong khi chi phí dự phòng rủi ro tăng chậm.

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng Lĩnh vực bất động sản được ngân hàng bơm thêm gần 600.000 tỷ đồng Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Cạnh tranh với ngân hàng của bầu Hiển, còn nhà băng nào đang cho vay mua nhà lãi suất 3,99%?

Trước nhu cầu cao của thị trường, các nhà băng liên tục tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp với khách hàng vay mua nhà, "phả hơi nóng" vào cuộc đua lãi suất trên thị trường.

Ngân hàng Mỹ "đuối sức" tại Trung Quốc VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Thống đốc yêu cầu đảm bảo an ninh, đẩy mạnh chuyển đổi số ngân hàng

Tại Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 20/01/2025, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các đơn vị thuộc NHNN, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD), tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (TGTT) tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng năm 2025.

Giá vàng trong nước và USD ngân hàng đồng loạt tăng VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn Giá vàng SJC tiếp tục tăng, USD ngân hàng giảm mạnh

Techcombank muốn thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ

Động thái thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ của Techcombank diễn ra sau khi nhà băng này và hãng bảo hiểm Manulife quyết định ngừng hợp tác kinh doanh phân phối bảo hiểm độc quyền qua ngân hàng hồi cuối năm ngoái.

Techcombank chuẩn bị giải tỏa hơn 5,1 triệu cổ phiếu ESOP năm 2023 Cổ đông ngoại muốn bán 8 - 9% vốn Techcombank Techcombank báo lãi hơn 27,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2024, số dư CASA lập kỷ lục mới 231 nghìn tỷ

Hội nghị Nhà đầu tư HDBank: Bứt phá kinh doanh số cho mục tiêu trên 20.000 tỷ lợi nhuận

Ngày 18/02/2025, Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank, mã chứng khoán: HDB) vừa tổ chức thành công Hội nghị Nhà đầu tư cập nhật kết quả kinh doanh năm 2024 và triển vọng năm 2025.

TP. Hồ Chí Minh vận hành chính thức tuyến metro số 1, người dân nhận thẻ đi metro VikkiGO miễn phí DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki

VIS Rating: Tỷ lệ hình thành nợ xấu đã chậm lại ở các ngân hàng lớn

Các chuyên gia cho rằng, các ngân hàng lớn đã được hưởng lợi từ sự phục hồi vay mua nhà, trong khi ngân hàng nhỏ vẫn chịu áp lực nợ xấu và chi phí tín dụng cao. Năm 2025, triển vọng ngành được kỳ vọng tích cực hơn.

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng Các ngân hàng trung ương châu Á có thể gặp rủi ro khi bảo vệ đồng nội tệ Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?

Gần đây, một số ngân hàng tại Việt Nam triển khai các gói vay mua nhà với lãi suất ưu đãi thấp, thậm chí dưới 4%/năm. Tuy nhiên, liệu đây là lãi suất cố định toàn bộ thời gian hay chỉ trong một thời gian ngắn ban đầu?

Tín hiệu thúc đẩy BoJ tăng lãi suất mạnh tay hơn Tỷ giá và lãi suất giảm mạnh trên liên ngân hàng

VietinBank dự kiến dùng hơn 12.500 tỷ đồng lợi nhuận để chia cổ tức

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) dự kiến dùng toàn bộ số lợi nhuận còn lại năm 2023 để tiến hành chia cổ tức bằng cổ phiếu, tuy nhiên, kế hoạch này vẫn cần sự phê duyệt cơ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

VietinBank báo tăng trưởng tín dụng gần 17% năm 2024 VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Phía sau pha bứt tốc của VietinBank

Eximbank lên kế hoạch lợi nhuận năm 2025 tăng trưởng 33%

Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam - Eximbank vừa thông qua đề xuất của Quyền Tổng giám đốc về kế hoạch kinh doanh năm 2025 để trình Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ).

Eximbank sắp tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường lần hai Eximbank miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên

Nhiều thách thức trong cuộc đua huy động vốn giá rẻ của ngân hàng

Trong bối cảnh lãi suất huy động tăng nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng lại có xu hướng sụt giảm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chi phí vốn mà còn đặt ra bài toán khó trong chiến lược cạnh tranh lãi suất và tối ưu lợi nhuận của các nhà băng.

Thanh khoản dồi dào, lãi suất liên ngân hàng có thể giảm trong năm 2025 DongA Bank đổi tên thành Ngân hàng số Vikki Ngân hàng Nhà nước hút ròng hơn 38 nghìn tỷ đồng tuần qua

Khách hàng tấp nập giao dịch tại các điểm kinh doanh ngân hàng số Vikki

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 2025 – Vikki Digital Bank đồng loạt mở cửa chào đón khách hàng tới giao dịch tại tất cả các điểm kinh doanh trên toàn quốc với diện mạo mới. Khách hàng tấp nập trong không gian giao dịch thân thiện, với những trải nghiệm các dịch vụ tài chính tiện lợi.

HDBank công bố kết quả kinh doanh năm 2024, ROE cao trên 25,7% Đón Xuân 2025 đủ đầy - Thẻ HDBank trao tay lộc thắm