Chứng kiến hiệu ứng kép, lệnh cấm nhôm Nga tác động thế nào tới chuỗi cung ứng toàn cầu?

Nhôm là mặt hàng mới nhất bị cuốn vào "cơn sóng" biến động kinh tế toàn cầu khi giá liên tục giảm, nhu cầu toàn cầu suy yếu và chi phí hoạt động tăng cao.

Đầu tuần này, dự trữ nhôm tại các kho của Sở giao dịch kim loại London (LME) đã tăng vọt, làm dấy lên lo ngại về khả năng bán phá giá nhôm có xuất xứ từ Nga.

Nhà Trắng đã xem xét lệnh cấm nhập khẩu nhôm từ nhà sản xuất Rusal của Nga. Kim loại chưa bán thường được chuyển đến hệ thống kho LME, là những kho được sàn giao dịch ủy quyền để lưu trữ kim loại đã đăng ký.

screenshot-136--255.png

Diễn biến giá nhôm trong vòng 1 năm qua (Nguồn: Trading Economics)

Nhà phân tích kim loại và khai thác của Wolfe Research, Timna Tanners chia sẻ với CNBC hôm 20/10: “Thật đáng thất vọng cho thị trường nhôm khi chứng kiến hiệu ứng kép do nhu cầu toàn cầu suy yếu, đặc biệt ở Trung Quốc, và cả tình trạng Nga bán phá giá nhôm trên thị trường toàn cầu.”

“Vì vậy, chắc chắn những thách thức đó sẽ được phản ánh rõ trong các báo cáo của quý này.”

Triển vọng của nhôm giảm

Quý tiếp theo cũng không có sự khả quan - trừ khi có một số động thái để ngăn chặn khả năng bán phá giá kim loại có xuất xứ từ Nga và nâng nhu cầu của Trung Quốc, cả về phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng bất động sản, Tanners nói thêm.

Cho đến nay, có rất ít dấu hiệu cho thấy nhu cầu của Trung Quốc có thể được cải thiện nhanh chóng. Điều này càng trở nên trầm trọng hơn do nhu cầu ở những nơi khác giảm xuống khi lãi suất tăng.

Các nhà sản xuất nhôm như nhà sản xuất nhôm như Alcoa của Mỹ và nhiều nhà sản xuất khác ở châu Âu cũng đang phải đối mặt với chi phí vận hành cao hơn, chủ yếu là do giá điện tăng cao, Tanners nói.

Quảng cáo

“Điện năng chiếm khoảng 30% tổng chi phí cho một nhà máy luyện nhôm, vì vậy họ bị hạn chế hoàn toàn một số hoạt động ở châu Âu.

Nhà phân tích Matthew Miller của CFRA Research cũng ngạc nhiên về khoản lỗ trong quý 3 gần đây của Alcoa, do giá nhôm thấp hơn nhưng chi phí năng lượng và nguyên liệu thô chủ chốt cao hơn.

Ông cũng nhận định rằng “mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn trong quý 4 trước khi nó trở nên tốt hơn.”

107133686-1665628692074-gettyimages-1232281713-russia-rusal-2849.jpeg

Ảnh: CNBC

Nguồn dự trữ tăng lên là dấu hiệu xấu

Vivek Dhar, nhà phân tích hàng hóa năng lượng và khai thác của CBA cho biết, trong khi LME không công bố nguồn nhôm được lấy từ đâu khi tồn kho tăng, sự gia tăng trong kho dự trữ toàn cầu là một dấu hiệu xấu cho thấy giá kim loại cơ bản đã bị ảnh hưởng bởi những lo ngại về suy thoái.

Dhar lưu ý rằng bất kỳ dòng nhôm nào của Nga vào các kho LME cũng gây ra một vấn đề phức tạp hơn. “Giá LME có thể giao dịch ở mức chiết khấu so với giá thông thường nếu sàn giao dịch trở thành nơi bán phá giá kim loại của Nga. Hiện Nga chiếm khoảng 17% sản lượng nhôm của thế giới và LME nhận thức sâu sắc về những vấn đề đang tồn tại.”

Và nếu Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt đối với nhà sản xuất Rusal của Nga, nước này có thể gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng nhôm toàn cầu, chiến lược gia kinh tế hàng hóa ING Ewa Manthey đưa ra trong 1 báo cáo hôm 19/10

Manthey cho biết điều này đã được chứng kiến vào năm 2018 khi Bộ Tài chính Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với tỷ phú Nga Oleg Deripaska và các công ty mà ông sở hữu, bao gồm cả Rusal. Rusal không chỉ là nhà sản xuất nhôm sơ cấp chính, mà còn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu để sản xuất kim loại, bauxite và alumina.

Bà nói: “Các lệnh trừng phạt năm 2018 của Rusal đã ảnh hưởng đến hoạt động ở Guinea và Jamaica, trong khi các nhà máy luyện kim ở châu Âu phải vật lộn để đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu thô.”

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung