Trên thị trường chứng khoán Mỹ phiên ngày thứ Tư, chỉ số S&P 500 giảm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư và cũng là phiên giao dịch đầu tiên của tháng 3/2023, nhà đầu tư chật vật duy trì trạng thái sau một tháng thị trường sụt giảm, lợi suất trái phiếu tiếp tục tăng.
Chỉ số chính của thị trường giảm 0,47% xuống 3.951,39 điểm còn chỉ số Nasdaq hạ 0,66% xuống còn 11.379,48 điểm; chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones chốt ngày giao dịch gần như không thay đổi, chỉ tăng 5,14 điểm lên 32.661,84 điểm.
Diễn biến của thị trường như trên xảy ra khi mà lợi suất trái phiếu tiếp tục đà tăng trong tháng 2/2023, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm tạm thời vượt ngưỡng 4% lần đầu tiên từ tháng 11/2022. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 1 năm vượt mức 5%.
Chủ tịch Fed tại Minneapolis, ông Neel Kashkari, vào ngày thứ Tư nói rằng ông cởi mở với khả năng nâng lãi suất trong cuộc họp chính sách vào tháng này, có thể sẽ là 25 điểm cơ bản, cũng có thể là 50 điểm cơ bản, tuy nhiên ông chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
“Hiện nay chúng ta đang trong giai đoạn chuyển giao giữa việc các ngân hàng trung ương giảm chu kỳ nâng lãi suất và chứng kiến xem điều gì xảy ra với nền kinh tế thực”, trưởng bộ phận đầu tư tại bộ phận quản lý tài sản thuộc ngân hàng US Bank – ông William Northey phân tích. Ông Northey nói: “Diễn biến thị trường trong 2 tháng đầu của năm chủ yếu chịu ảnh hưởng bởi thay đổi kỳ vọng chính sách tiền tệ trong năm 2023”.
“Chúng tôi dự báo về một môi trường tốt hơn cho trái phiếu, tuy nhiên sẽ có nhiều biến động với chứng khoán toàn cầu cũng như Mỹ bởi thị trường sẽ đánh giá kỹ lưỡng hơn về “sức khỏe” của người tiêu dùng và doanh nghiệp”, ông nói.
Tâm lý thị trường đón nhận “cú huých” sau khi số liệu kinh tế Trung Quốc công bố tốt hơn dự kiến. Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố chỉ số PMI chính thức tăng lên mức 52,6 điểm trong tháng 2/2023, ngưỡng cao chưa từng thấy tính từ tháng 4/2012.
Diễn biến trên xảy ra sau khi phố Wall kết thúc với một tháng giảm điểm.
Trong tháng 2/2023, hoạt động sản xuất của Trung Quốc ghi nhận tháng tăng trưởng mạnh nhất trong hơn 1 thập kỷ khi mà nhiều nhà máy vận hành trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chính vì vậy quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc được hỗ trợ. Cho đến nay, kinh tế Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào bán lẻ và dịch vụ.
Chỉ số của các nhà quản lý sản xuất tháng 2/2023 tăng lên mức 52,6 điểm từ mức 50,1 điểm trong tháng 1/2023, theo Cơ quan Thống kê Quốc gia (NBS). Mức tăng trưởng của chỉ số PMI như vậy cao hơn dự báo 50,6 điểm của các chuyên gia tham gia khảo sát của Bloomberg, đây cũng là ngưỡng cao nhất tính từ tháng 4/2012.
Chỉ số của lĩnh vực phi sản xuất, chỉ số đo lường hoạt động trong ngành sản xuất và xây dựng, tăng lên mức 56,3 điểm trong tháng 2/2023 từ mức 54,4 điểm trước đó, đều cao hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia.
Ngưỡng trên 50 cho thấy sự tăng trưởng so với tháng trước đó, ngưỡng dưới mức này cho thấy sự suy giảm.
Số liệu vào tháng 2/2023 cho thấy bức tranh hoàn chỉnh về việc quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc bởi nhiều người đi làm trở lại sau khoảng thời gian nghỉ lễ cũng như làn sóng lây nhiễm COVID-19 hạ nhiệt.
Việc chính phủ tuyên bố đại dịch COVID-19 về cơ bản đã qua đi khiến cho thêm nhiều người đi lại và chi tiêu khi các biện pháp kiểm soát đi lại và hạn chế được gỡ bỏ.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi trong tháng 2/2023 nhờ vào việc hoạt động sản xuất tăng tốc và sản xuất được nối lại khi mà làn sóng lây nhiễm COVID-19 bớt căng thẳng, trưởng bộ phận thống kê tại ngân hàng NBS – ông Zhao Qinghe phân tích. Ngoài ra, những biện pháp để bình ổn tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc cũng đã bắt đầu phát huy tác dụng.