Phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng khi mà nhà đầu tư khởi động tuần mới với nhiều thông tin lợi nhuận doanh nghiệp quan trọng cũng như các chỉ số lạm phát.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng 407,51 điểm tương đương 1,16% và đóng cửa ở mức 35.473,13 điểm, đây là mức tăng mạnh nhất của chỉ số tính từ ngày 15/6/2023. Chỉ số Dow Jones được hỗ trợ bởi mức tăng gần 4% của cổ phiếu Amgen.
Chỉ số S&P 500 tăng 0,9% lên 4.518,44 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng chỉ 0,61% lên 13.994,40 điểm, mức tăng của chỉ số này có phần hạn chế sau thông tin giám đốc tài chính của Tesla – ông Zach Kirkhorn từ chức.
Cổ phiếu tập đoàn Berkshire Hathaway tăng hơn 3%, nó cho thấy nhà đầu tư hài lòng với triển vọng lợi nhuận cũng như dự trữ tiền của doanh nghiệp. Cả cổ phiếu loại A và loại B của tập đoàn Berkshire Hathaway đều đóng cửa ở ngưỡng cao kỷ lục trong phiên ngày thứ Hai.
Cổ phiếu của doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe y tế Elance tăng 4%, cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia phố Wall. Cổ phiếu Tyson Foods hạ 3,8% sau khi công bố kết quả kinh doanh gây thất vọng.
Diễn biến của thị trường xảy ra như trên sau một tuần phố Wall mất điểm. Chỉ số Nasdaq và S&P 500 hạ lần lượt 2,9% và 2,3%, thị trường như vậy có tuần giảm điểm sâu nhất tính từ tháng 3/2023. Chỉ số Dow Jones khép lại tuần hạ 1,1%.
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, mùa công bố kết quả lợi nhuận doanh nghiệp chính thức kết thúc. Trong khoảng 85% doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh, ước tính khoảng 4/5 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia, theo tính toán của FactSet.
“Thị trường đang trở lại trạng thái chuộng rủi ro. Mùa công bố kết quả kinh doanh hiện tại đang tốt hơn so với kỳ vọng, vì vậy tôi tin rằng thị trường dường như đang dám chấp nhận rủi ro hơn”, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại quỹ Independent Advisor Alliance – ông Chris Zaccarelli phân tích.
Trong tuần này, nhà đầu tư sẽ chuyển sự tập trung sang chỉ số giá tiêu dùng và sản xuất Mỹ. Cả hai chỉ số đều được theo dõi sát sao xét đến mối liên quan của hai chỉ số này với diễn biến của lạm phát và “sức khỏe” của kinh tế Mỹ.
Trên thị trường năng lượng, nhà đầu tư cũng bán mạnh dầu sau nhiều phiên giá tăng để chốt lời. Ngoài ra, yếu tố khác khiến nhà đầu tư bán dầu chính là họ không tin việc dự trữ dầu giảm sâu sẽ diễn ra quá quý 3/2023.
Trong tuần kết thúc ngày 28/7/2023, dự trữ dầu thô tại Mỹ hạ khoảng 17 triệu thùng. Tuy nhiên, giá dầu thô WTI và dầu Brent kết thúc tuần trước sau sáu tuần tăng liên tiếp. Đây là khoảng thời gian tăng dài nhất của giá dầu WTI và dầu Brent tính từ tháng 6 và tháng 2/2022.
“Chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có nguồn cung ổn định trong quý 4/2023”, ông Morse nói. Ông cũng khẳng định thêm dự trữ dầu sau thời điểm tháng 9/2023 sẽ đến từ nhiều nước khác nhau ví như trong OPEC vốn có hiệu quả cao về sản xuất và khai thác.
Trong năm nay, người tiêu dùng Mỹ vẫn chịu đựng được giá khí đốt cao. Ông nhấn mạnh rằng dù nhu cầu xăng tại Mỹ tháng 6/2023 tăng cao, số liệu tiêu thụ của tháng 7/2023 không cho thấy tiêu thụ cao.
Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh đến việc giá dầu đã tăng 6 tuần liên tiếp, ngoài ra, từ tháng 9/2023, mùa cao điểm lái xe của nước Mỹ sẽ chấm dứt, cùng lúc đó, nhu cầu từ Trung Quốc được dự báo cũng giảm đi.
“Câu chuyện Trung Quốc đang dẫn dắt thị trường”, chuyên gia phân tích tại Again Capital – ông John Kilduff phân tích.
“Mùa cao điểm lái xe đang dần qua đi tại Mỹ. Nếu người tiêu dùng không cần xăng, họ cũng sẽ không cần quá nhiều dầu”, giám đốc bộ phận năng lượng tại công ty chứng khoán Mizuho Securities Mỹ - ông Robert Yawger phân tích.
Chỉ số đồng USD tăng so với các loại tiền tệ lớn trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số đảo chiều sau khi sụt giảm trong phiên ngày thứ Sáu khi mà quan chức thuộc Fed đưa ra tuyên bố ủng hộ tiếp tục nâng lãi suất. Đồng USD mạnh hơn khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.