Những điểm nhấn chính của mùa công bố kết quả kinh doanh doanh nghiệp Mỹ quý gần nhất

Triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp đang tích cực hơn. Tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngành không tính ngành năng lượng được dự báo sẽ trở lại trong quý hiện tại, theo nhận định của Bloomberg Intelligence.

Khi mà mùa công bố kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Mỹ dần đến những ngày cuối, các thành viên thị trường cuối cùng cũng đã có được thông điệp rõ ràng: hiện vẫn còn nhiều thách thức, tuy nhiên với phần lớn các doanh nghiệp, khoảng thời gian tồi tệ nhất của lợi nhuận doanh nghiệp đã qua đi khi mà áp lực lạm phát giảm bớt, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Thông tin xấu: các doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 nhiều khả năng sẽ công bố kết quả kinh doanh suy giảm đến quý thứ 3 liên tiếp, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) giảm đến 7% (tính với khoảng 80% doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh cho đến hiện tại.

Thông tin tốt: triển vọng lợi nhuận đang tích cực hơn. Tăng trưởng lợi nhuận của nhiều ngành không tính ngành năng lượng được dự báo sẽ trở lại trong quý hiện tại, theo nhận định của Bloomberg Intelligence.

Tâm lý lạc quan đang trở lại với ban quản trị các doanh nghiệp khi mà dữ liệu vẫn cho thấy kinh tế vững vàng có thể hỗ trợ cho tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp. Fed giờ đây đã không còn dự báo về khả năng chiến dịch siết chặt chính sách tiền tệ của Fed sẽ đẩy kinh tế vào suy thoái.

Nhiều chuyên gia tài chính tại các ngân hàng hàng đầu trên phố Wall ví như JP Morgan Chase hay Bank of America đã rút lại dự báo về khả năng kinh tế suy thoái sâu. Dự báo lợi nhuận từ loạt doanh nghiệp như Royal Caribbean Cruises Ltd. cho đến Coca-Cola cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn sẵn sàng chi tiêu.

“Chúng ta có thể tránh được suy thoái kinh tế trong những quý tới, khoảng thời gian tồi tệ nhất của lợi nhuận doanh nghiệp nhiều khả năng đã ở sau lưng chúng ta miễn là lạm phát hạ nhiệt và Fed không gây bất ngờ với việc thắt chặt chính sách tiền tệ. Nhiều doanh nghiệp đang cố gắng lèo lái trong bối cảnh lãi suất cao và tăng trưởng mức lương cao hơn so với kỳ vọng, nhiều nỗi lo về khả năng kinh tế tăng trưởng chậm lại”, giám đốc điều hành quỹ The Wealth Consulting Group – ông Jimmy Lee phân tích.

Việc các doanh nghiệp có lợi nhuận trở lại sẽ giúp chứng khoán Mỹ có thêm “bệ đỡ” quan trọng sau khoảng thời gian quý 2/2023 đầy biến động. Mức lợi nhuận suy giảm 7% cao nhất tính từ khoảng thời gian thị trường rơi vào trạng thái suy giảm trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Dù rằng nhiều doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng, nhà đầu tư tuy nhiên không quá ấn tượng. Chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ, sau khi tăng 17% trong năm 2023, đã chỉ tăng 0,7% tính từ khi mùa công bố kết quả kinh doanh được khởi động vào ngày 14/7/2023.

Dưới đây là một số điểm nhấn chính từ mùa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2023:

1. Lợi nhuận doanh nghiệp dù cao vượt kỳ vọng nhưng không quá gây chú ý

Cho đến hiện tại, các doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã công bố kết quả kinh doanh cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia và thành viên thị trường, doanh thu của họ cũng ở ngưỡng cao trên mức trung bình của 6 năm qua, theo số liệu của Bloomberg Intelligence.

Quảng cáo

Hàng loạt doanh nghiệp ngành công nghệ như Arista Networks và Align Technology công bố kết quả kinh doanh tốt vượt kỳ vọng còn DXC Technology và Generac Holdings Inc trong khi đó thông báo kết quả kinh doanh kém hơn mặt bằng chung thị trường.

2. Tâm lý lạc quan về trí tuệ nhân tạo (AI) tăng cao, lạm phát hạ nhiệt

Những đề cập về lạm phát, chuỗi cung ứng và lao động hiện đang bớt dần khi mà lợi nhuận doanh nghiệp cho thấy tín hiệu tích cực khi áp lực giá cả giảm bớt, cùng lúc đó người ta cũng không còn nhắc nhiều đến suy thoái kinh tế và sa thải nhân lực, theo phân tích của trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu tại RBC Capital Markets – ông Lori Calvasina.

3. Lợi nhuận doanh nghiệp có triển vọng tích cực

Phố Wall hiện đang ngày một quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận hoạt động hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của một doanh nghiệp giúp người ta có thể dự báo được hướng diễn biến của cổ phiếu.

Thị trường trước đây cũng từng đồng thuận rằng trong quý 4/2022 sau khi các doanh nghiệp chịu đựng tình trạng dư thừa hàng tồn kho, các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng ngày một tồi tệ hơn cũng như chi phí trong thời kỳ đại dịch COVID-19 leo thang.

Tuy nhiên sau khi áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí, lợi nhuận biên trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông dịch vụ nửa sau năm 2023 được dự báo cải thiện còn lợi nhuận của doanh nghiệp trong nhóm ngành hàng tiêu dùng và y tế dự báo vẫn còn chật vật.

4. Doanh nghiệp Mỹ tái đầu tư nhiều hơn

Các doanh nghiệp Mỹ hiện đang giảm bớt hoạt động mua vào cổ phiếu, đồng thời sử dụng tiền đó để tái đầu tư phát triển doanh nghiệp chứ không chuyển số tiền đó cho cổ đông.

Doanh nghiệp Mỹ trung bình tăng đầu tư vốn thêm khoảng 15% trong quý vừa qua, khoảng ¾ doanh nghiệp công bố các chương trình chi tiêu cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia phân tích, theo số liệu của Bank of America. Nhiều doanh nghiệp tăng cường chi tiêu vào các nhà máy, thiết bị và nhiều loại hình khác khi mà họ ngày một tự tin vào triển vọng tài chính của doanh nghiệp.

5. Tình trạng suy thoái lợi nhuận đã qua đi

Các chuyên gia phân tích hiện đang nâng dự báo lợi nhuận trong năm tới tăng trưởng nhanh hơn so với kỳ vọng trước đây. Theo BI, chỉ số kỳ vọng lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc S&P 500 tăng mạnh nhất tính từ tháng 5/2023.

Hai nhóm cổ phiếu bao gồm công nghiệp và tiêu dùng thiết yếu hiện đang dẫn đầu dự báo lợi nhuận còn triển vọng cổ phiếu của nhóm năng lượng, hàng hóa nguyên liệu và tiêu dùng thiết yếu hiện vẫn bi quan.

Theo Lao động & Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?