Chưa có doanh nghiệp đủ mạnh để dẫn dắt công nghiệp hỗ trợ Việt Nam

Đến nay, đã ghi nhận khoảng 30% doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng chưa có doanh nghiệp nào đóng vai trò dẫn dắt mang tính lan tỏa.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn, và ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhưng còn tương đối yếu, vì đa phần là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nên mức độ đầu tư phát triển còn hạn chế.

Nhịp sống Doanh nghiệp đã có buổi trao đổi với ông Đỗ Phước Tống- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cơ khí Duy Khanh, một trong những doanh nghiệp tiên phong dám nghĩ, dám làm, đầu tư công nghệ mới với kỳ vọng mở ra nhiều cơ hội tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông nhận định thế nào về thực trạng ngành công nghiệp hỗ trợ ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung?

Hiện có nhiều nhà mua là các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam cũng như khách hàng quốc tế, tìm tới Việt Nam tìm kiếm nguồn cung. Thấy được nhu cầu đó nên các doanh nghiệp Việt Nam đang mạnh dạn đầu tư, nhưng vì là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên nguồn lực tài chính bị hạn chế, cuối cùng vẫn là một vòng luẩn quẩn.

Đây có thể coi là một thách thức lón càn các các doanh nghiệp quyết tâm vượt qua để không bỏ lỡ cơ hội. Công ty Cơ khí Duy Khanh cũng đã mạnh dạn đầu tư một nhà máy tại Khu công nghệ cao, có vốn đầu tư lên đến 180 tỷ đồng chuyên sản xuất những sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho các doanh nghiệp FDI và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tại nhà máy trên, chúng tôi đầu tư một dây chuyền công nghệ mới hoàn toàn, và là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư công nghệ này và chỉ riêng phần máy móc thiết bị cũng đã chiếm hơn 70 tỷ đồng.

Ông Đỗ Phước Tống- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cơ khí Duy Khanh.
Ông Đỗ Phước Tống- Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Cơ khí - Điện TPHCM, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty Cơ khí Duy Khanh.

Lý do để Duy Khanh lại mạnh dạn đầu tư một dây chuyền công nghệ hoàn toàn mới này là gì, thưa ông?

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống là khuôn mẫu chính xác cao, các chi tiết máy phục vụ lắp ráp máy móc thiết bị, lắp ráp motor và lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh, chúng tôi đang đầu tư thêm công nghệ ép kim loại và thêu kết.

Đây là công nghệ mới hoàn toàn ở Việt Nam, hiện nay trên thị trường không có nhà máy nào làm công nghệ này, vì vậy, các doanh nghiệp FDI có nhu cầu vẫn đang nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản.

Chúng tôi may mắn có được đối tác nước ngoài đồng ý chuyển giao công nghệ, tất nhiên là phải trả tiền nhưng một khi đã quyết tâm tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thì phải mạnh dạn đầu tư. Vì chúng ta không thể ngồi chờ có đơn hàng rồi mới đầu tư, và trong quá trình đầu tư xây dựng nhà máy chúng tôi cũng đã quảng bá và đã có đơn hàng.

Thậm chí chúng tôi đã tham gia đấu thầu quốc tế và nhận được một số đơn hàng cho năm 2023. Cuối năm 2022 nhà máy đã có thể hoạt động thử nghiệm và sẽ khánh thành vào đầu năm 2023, và khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động thì đơn hàng sẽ có ngay.

Trong khi nhà máy Duy Khang chuẩn bị khánh thành đã có 3 doanh nghiệp FDI (Trung Quốc và Đài Loan) đang bắt đầu tư nhà máy ở Vũng Tàu, Đồng Nai và Bình Dương và các tỉnh. Như vậy họ nhận diện được nhu cầu của lĩnh vực này là rất mạnh mẽ.

Doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam là thiếu sự đồng đều, ông nhận xét này như thế nào?

Nếu xét về mặt trình độ kỹ thuật thì doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam vẫn đảm bảo, nhưng về công nghệ mới thì cần phải đầu tư như bài toán của Duy Khanh đã đầu tư mua công nghệ đó là chuyện bình thường.

Đối với công nghệ gia công truyền thống, chế tạo khuôn mẫu, gia công chính xác cao hay các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành nhựa ngành cao su thì doanh nghiệp Việt Nam đã làm được rất nhiều. Tuy nhiên có một số sản phẩm cao cấp trong ngành cao su vẫn chưa có được công nghệ mới để tạo ra sản phẩm.

Kiểm soát chất lượng là yêu cầu lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đòi hỏi phải có hệ thống quản trị sản xuất tốt. Đây là điều kiện tiên quyết bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, và doanh nghiệp phải luôn theo đuổi nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi giữa chừng. Đó là điều mà các doanh nghiệp khi đầu tư lớn bắt buộc phải thực hiện.

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, lĩnh vực cung ứng nào là khó nhất hiện nay?

Thật ra các sản phẩm trong ngành cơ khí, các chi tiết lắp máy… riêng các chi tiết lắp ráp trong công nghiệp ô tô thì doanh nghiệp Việt Nam tương đối gặp khá nhiều khó khăn, vì lĩnh vực này đòi hỏi rất cao, yêu cầu trải nghiệm, thử nghiệm rất lâu chứ không giống như sản phẩm khác.

Vì nói đến ô tô là nói đến tính an toàn tuyệt đối, dù sản phẩm có thể đạt yêu cầu nhưng thời gian để sản phẩm thâm nhập vào ngành sản xuất ô tô là rất dài, vì khi thử nghiệm và được chấp nhận vẫn cần một thời gian dài trải nghiệm rồi mới đến giai đoạn đặt hàng chính thức.

Thời gian được đặt hàng chính thức rất lâu trong khi doanh nghiệp Việt Nam với nguồn lực tài chính hạn chế nên khó theo, chỉ những doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm, đồng thời thử nghiệm sản phẩm ngành ô tô. Chứ nếu nói chỉ đầu tư chỉđể sản xuất linh kiện cho ngành ô tô ở Việt Nam thì coi như là khó khả thi.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đa phần là nhỏ và vừa, nguồn lực tài chính hạn chế, vậy họ cần sự hỗ trợ gì từ Chính phủ để thúc đẩy ngành công nghiệp này phát triển?

Chính phủ đang có những chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của TPHCM, nhưng đến khi thực hiện vẫn còn hạn chế, nên số lượng doanh nghiệp tiếp cận được còn khá khiêm tốn.

Tôi tìm hiểu, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ở các nước được chính phủ ủng hộ về chính sách, tài chính, nguồn lực đất đai, thuế ... rất mạnh. Đơn cử như doanh nghiệp Singapore khi tham gia triển lãm ở Việt Nam được chính phủ tài trợ về gian hàng. Nếu các chính sách này của Chính phủ Việt Nam không đủ mạnh thì ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ khó phát triển.

Tại các chương trình làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Sở Công Thương TPHCM, doanh nghiệp đề xuất nhiều và chính phủ cũng đã có những chương trình, chính sách hỗ trợ, nhưng khi đưa lê Bộ Tài chính do chưa cùng quan điểm nên nguồn lực hỗ trợ vẫn bị hạn chế.

Có nhiều chính sách có ích nhưng không có tiền thì cũng không làm gì được.

Cám ơn ông về buổi trao đổi này!

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Dự án Đà Nẵng Times Square đủ điều kiện huy động vốn

Sở Xây dựng TP.Đà Nẵng yêu cầu chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Kim Long Nam, chịu trách nhiệm về tính chính xác về thông tin và hồ sơ gửi kèm. Đồng thời, phải sử dụng nguồn vốn đã huy động vào đúng mục đích xây dựng nhà ở thương mại tại dự án tháp CT3 và CT7 - Đà Nẵng Times Square.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE