Chủ động, linh hoạt quản lý, điều hành giá năm 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá vừa chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025.

Chủ động, linh hoạt quản lý, điều hành giá năm 2025

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng đã yêu cầu các các bộ, ngành cần chủ động, linh hoạt trong quản lý, điều hành giá, theo dõi sát diễn biến giá các hàng hóa chiến lược trên thị trường thế giới để có giải pháp ứng phó phù hợp, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 ở mức 4,15%.

CPI tháng 1/2025 tăng 0,98%

Báo cáo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2024 và định hướng năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều diễn biến khó lường.

Ở trong nước, mặt bằng giá biến động theo quy luật tăng cao vào tháng Tết đầu năm, sau đó giảm trong tháng 3 theo quy luật sau tết. Sang các tháng của quý II, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên mặt bằng giá nhìn chung ít biến động.

Trong 6 tháng cuối năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ chủ yếu do tác động của tăng lương cơ sở từ tháng 7 và do giá lương thực, thực phẩm tăng tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình bão lũ, giá bán lẻ điện bình quân tăng 4,8% từ tháng 10 và giá dịch vụ y tế tăng do kết cấu thêm chi phí lương tăng thêm theo mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng.

CPI bình quân năm 2024 tăng 3,63% so với năm 2023, trong phạm vi mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm do Quốc hội và Chính phủ đề ra.

Bước sang năm 2025, CPI tháng 1/2025 tăng 0,98% so với tháng 12/2024 chủ yếu do tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế tại các địa phương, giá thực phẩm, dịch vụ giao thông tăng khi nhu cầu người dân mua sắm, đi lại tăng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 1/2025 tăng 3,63%.

Thứ trưởng Bộ Tài chính nhấn mạnh, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công, mặt hàng do nhà nước quản lý, trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức triển khai quyết liệt nhiều giải pháp.

Trên cơ sở mục tiêu kiểm soát do Chính phủ và Quốc hội đề ra; tổng hợp thông tin và cập nhật dự báo xu hướng giá các mặt hàng quan trọng thiết yếu kết hợp với kịch bản điều chỉnh giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục, giá điện tác động đến mặt bằng giá năm 2025, Bộ Tài chính xây dựng 3 kịch bản lạm phát bình quân năm 2025. Cụ thể:

Kịch bản 1, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 3,83% so với năm 2024. Kịch bản 2, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024. Kịch bản 3, dự báo CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,5% so với năm 2024.

Để kiểm soát lạm phát năm 2025 theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra, trong thời gian còn lại của năm 2025, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá.

Quảng cáo

Theo đó, chuẩn bị tốt phương án điều hành giá các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường. Đồng thời, chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá cả năm 2025, đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời, bảo đảm mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2025 theo mục tiêu đề ra...

Chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025

Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, lượng cung tiền vào nền kinh tế sẽ lớn hơn nhiều so với năm 2024, động lực tăng trưởng được khơi dậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá.

Trong ba kịch bản lạm phát năm 2025 được Bộ Tài chính đề xuất, Phó Thủ tướng đề nghị chọn kịch bản thứ 2 là CPI bình quân năm 2025 tăng khoảng 4,15% so với năm 2024 để quyết liệt triển khai các giải pháp thực hiện.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025. (Ảnh: VGP)

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành được giao nhiệm vụ quản lý giá ở các lĩnh vực xây dựng kịch bản điều hành giá từng quý gửi Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê để các đơn vị này tham mưu cho Chính phủ có kịch bản khả thi nhất.

Bộ Tài chính tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị thực hiện nghiêm túc Luật Giá để giữ môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh trường hợp thao túng giá, chiếm dụng, nâng giá.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các bộ, ngành cần chủ động và linh hoạt trong quản lý, điều hành giá năm 2025. Chủ động công tác dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm đảm bảo kiểm soát lạm phát.

Điều hành chính sách tiền tệ, phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Cùng với đó, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá. Các bộ, ngành tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về giá đối với các mặt hàng theo lĩnh vực quản lý.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến cụ thể đối với việc điều hành giá một số mặt hàng, lĩnh vực như xăng dầu, vàng, đất đai… để điều hành giá năm 2025 "thật tốt, thật chủ động, thật cụ thể và thật hiệu quả".

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, địa phương liên quan về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.

Thủ tướng có chỉ đạo mới về 2.200 dự án, 6 triệu tỷ đồng, hơn 300.000 ha đất đang “treo” Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

Kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho hạ tầng chiến lược và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổ

Sẽ có gói tín dụng 30.000 tỷ đồng cho nhà xã hội ngay trong tháng 10 Chuẩn bị có thêm gói tín dụng 100.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội

SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất do Báo Dân trí tổ chức. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí Môi trường - Xã hội - Quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.

SeABank công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 SeABank tổ chức thành công Đại hội Đồng cổ đông thường niên 2025, bầu bổ sung Thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Sắp thu phí 5 tuyến cao tốc do nhà nước đầu tư

Cuối tháng 4/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 496/QĐ-BXD phê duyệt Đề án Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây, thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng.

Từ 1/10 sẽ thu phí cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây Chính thức không cho phương tiện đi qua trạm thu phí nếu tài khoản không đủ tiền để thanh toán

Việt Nga tăng tốc hợp tác, hướng mục tiêu 15 tỷ USD thương mại

Quan hệ Việt – Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, năng lượng và nông sản, tạo đà bứt phá kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD.

GDP 2024 đạt 475 tỷ USD, Việt Nam cần bao lâu để vượt mốc 1.000 tỷ USD? Ngành du lịch Thái Lan lo ngại mất vị thế số một Đông Nam Á về tay Việt Nam

Trung Quốc dẫn đầu các nước nhập thủy sản Việt Nam

Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch nhập khẩu thủy sản Việt Nam, đạt gần 710 triệu USD, tăng 56% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng cao nhất trong nhóm thị trường lớn.

Dệt may khởi sắc dù đối diện nguy cơ áp thuế đối ứng của Mỹ Chỉ đạo mới nhất của Thủ tướng trước thềm đàm phán với Hoa Kỳ về thuế đối ứng vào ngày mai

Ngành du lịch Thái Lan lo ngại mất vị thế số một Đông Nam Á về tay Việt Nam

Các nhà điều hành du lịch của Thái Lan đang bày tỏ lo ngại rằng nước này sẽ mất vị trí là điểm đến hàng đầu Đông Nam Á vào tay Việt Nam trong vài năm tới, trong bối cảnh mức tăng trưởng trong lĩnh vực du lịch của Việt Nam vào tháng 3 đạt gần 50% so với

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025 Du lịch Thái Lan căng thẳng vì chính sách thuế quan của Mỹ

Thu NSNN 4 tháng năm 2025: Đạt 944.100 tỷ đồng, ước 48% dự toán

Trong 4 tháng đầu năm 2025, thu ngân sách nhà nước ước đạt 48% dự toán, tăng 26,3% so với cùng kỳ, nhờ kinh tế phục hồi mạnh, hiệu quả quản lý thuế và các giải pháp chống thất thu.

Huyện ngoại thành này đã thu ngân sách hơn 27.000 tỷ đồng - cao nhất TP. Hà Nội Chưa đầy 2 tháng thu ngân sách 250 tỷ, huyện 12 năm tuổi định hướng lên thị xã ngay năm sau

Hôm nay (7/5) Quốc hội bàn thảo về sửa Hiến pháp

Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, ngày 7/5, Quốc hội tiếp tục làm việc tại Hội trường và thảo luận ở tổ nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung sửa Hiến pháp năm 2013.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Đề xuất nhiều cơ chế huy động hơn 5,5 triệu tỷ đồng đầu tư mạng lưới đường sắt quốc gia, đô thị

Bộ Xây dựng xin ý kiến rộng rãi đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để đầu tư phát triển hệ thống đường sắt.

Thủ tướng thúc tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng Doanh nghiệp Việt hé lộ kế hoạch giành suất trong “siêu dự án” đường sắt trăm tỷ USD

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025

Số liệu về tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2025 của Cục Thống kê cho thấy nhiều điểm sáng như: tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm trước; khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7.673,4 nghìn lượt người, tăng 23,8% so với năm trước...

Nghị quyết 68: "Cải cách đột phá tạo nền tảng phát triển mới cho kinh tế tư nhân" Gần 1,8 triệu tỷ đồng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm Nền kinh tế tiếp tục đà tăng trưởng