Cho vay ký quỹ sẽ là động lực giúp công ty chứng khoán duy trì lợi nhuận ổn định trong nửa cuối năm

Lợi nhuận từ cho vay ký quỹ (margin) đã cải thiện đáng kể trong nửa đầu năm, đặc biệt đối với các công ty chứng khoán lớn như SSI, VPS, HSC, MBS. Đây cũng được kỳ vọng sẽ là động lực chính cho lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong nửa cuối năm.

Theo báo cáo mới đây do VIS Ratings công bố, lợi nhuận của các công ty chứng khoán tiếp tục cải thiện trong 6 tháng đầu năm 2024, nhờ vào tăng trưởng lợi nhuận cho vay ký quỹ và hoạt động đầu tư khi có sự phục hồi giá trị thị trường cổ phiếu và tâm lý thị trường được cải thiện trong bối cảnh lãi suất thấp.

“Tâm lý thị trường mạnh mẽ trong bối cảnh lãi suất thấp và tỷ lệ chậm trả gốc/lãi trái phiếu phát sinh mới giảm dần đã thúc đẩy khối lượng giao dịch, định giá cổ phiếu, và khuyến khích nhà đầu tư vay ký quỹ nhiều hơn”, VIS Ratings nêu rõ.

image(6).png
Lợi nhuận ngành chứng khoán được cải thiện trong nửa đầu năm nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư và cho vay ký quỹ

Trong 6 tháng đầu năm 2024, lợi nhuận từ cho vay ký quỹ của các công ty chứng khoán lớn (Chứng khoán SSI, Chứng khoán VPS, Chứng khoán HSC, Chứng khoán MBS) tăng 40-70% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tăng 25%.

Các công ty chứng khoán tích cực tư vấn và phân phối trái phiếu (Chứng khoán Techcombank, Chứng khoán Tiên Phong) ghi nhận lợi nhuận tăng đáng kể từ phân phối, tư vấn và lưu ký trái phiếu với mức tăng trung bình 160% so với cùng kỳ năm ngoái.

Còn các công ty có danh mục đầu tư cổ phiếu lớn (Chứng khoán Vietcap, Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội, Chứng khoán Rồng Việt) ghi nhận sự gia tăng mạnh mẽ về lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trong 3 tháng đầu năm.

Quảng cáo
image(7).png
Khối lượng giao dịch cổ phiếu tăng mạnh đã thúc đẩy thu nhập từ cho vay ký quỹ

Theo VIS Rating, trong nửa cuối năm 2024, lợi nhuận từ cho vay ký quỹ và đầu tư các tài sản có thu nhập cố định sẽ giúp công ty chứng khoán duy trì ROAA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân) ở mức ổn định, mặc dù có sụt giảm giá trị thị trường cổ phiếu từ mức đỉnh quý I/2024. Nửa đầu năm 2024, ROAA toàn ngành tăng từ 4,3% trong năm 2023 lên 5,1%.

Trong khi đó, rủi ro tài sản với các công ty chứng khoán trong lĩnh vực phân phối trái phiếu vẫn ở mức cao. Ví dụ, Chứng khoán Techcombank, Chứng khoán VPBANKS, Chứng khoán VNDIRECT đã gia tăng quy mô danh mục trái phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp lớn và tiếp tục cam kết môi giới mua lại trái phiếu đã bán cho các nhà đầu tư.

Chẳng hạn, VNDIRECT đã ghi nhận các khoản phải thu quá hạn trong quý II/2024 từ khách hàng lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo mà gần đây đã chậm trả gốc/lãi trái phiếu. Các khoản cho vay ký quỹ với khách hàng lớn gia tăng. Những khoản này làm tăng rủi ro cho các công ty chứng khoán nếu buộc phải bán giải chấp tài sản đảm bảo trong giai đoạn giảm giá của thị trường chứng khoán, như đã xảy ra trong quý IV/2022.

“Rủi ro tài sản sẽ dần ổn định trong nửa cuối năm 2024 khi trái phiếu chậm trả phát sinh mới ở mức thấp. Bên cạnh đó, các đợt tăng vốn công bố trong nửa đầu năm 2024 của nhiều công ty chứng khoán lớn và công ty chứng khoán có liên quan với ngân hàng sẽ giúp củng cố bộ đệm dự phòng rủi ro”, VIS Rating kỳ vọng.

image(8).png
Quy mô đầu tư các tài sản có rủi ro cao của toàn ngành chậm lại

Về rủi ro thanh khoản, chuyên gia của VIS Ratings cho rằng, các công ty chứng khoản vẫn quản lý vấn đề này tốt, nhờ lượng tài sản thanh khoản lớn, mặc dù họ tăng cường cho vay ngắn hạn để tài trợ hoạt động cho vay ký quỹ và hoạt động đầu tư.

“Với tổng giá trị tài sản thanh khoản như tiền mặt và chứng chỉ tiền gửi chiếm 30% tổng tài sản của công ty chứng khoán, chúng tôi đánh giá rủi ro thanh khoản toàn ngành do sử dụng đòn bẩy cao hơn vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, một số công ty như Chứng khoán KAFI, Chứng khoán FPT, Chứng khoán MBS, Chứng khoán VNDIRECT, thường có 20-50% nguồn vốn vay từ khách hàng tổ chức và cá nhân, có thể phải đối mặt với rủi ro tái cấp vốn, bởi khi các sự kiện tiêu cực xảy ra có thể kích hoạt việc rút vốn hàng loạt từ các khách hàng và dẫn đến các vấn đề thanh khoản cho công ty chứng khoán”, VIS Rating lưu ý.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

UOB: Tỷ giá VND tiếp tục chịu áp lực trong ngắn hạn

Trong báo cáo cập nhật về tăng trưởng kinh tế Việt Nam quý I/2025, Bộ phận Nghiên cứu Thị trường và Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng UOB nhận định, lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản duy trì dưới ngưỡng mục tiêu 4,5% trong quý đầu năm cũng như phần lớn năm 2024, tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có thêm dư địa nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ tăng trưởng.

Tỷ giá trung tâm và USD ngân hàng diễn biến trái chiều Nguy cơ áp lực tỷ giá gia tăng trong ngắn hạn do thuế quan đối ứng của Mỹ Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Đồng yen tăng lên mức cao nhất trong 7 tháng

Đồng yen tăng nhẹ lên mức 142 yen/USD vào sáng ngày 11/4, mức cao nhất trong gần bảy tháng khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang gây ra đợt bán tháo đồng USD so với các loại tiền tệ chính khác.

Lo ngại thuế quan đẩy nhà đầu tư tìm đến đồng yen và franc Thụy Sỹ Đồng yên bật tăng, vàng lập kỷ lục mới: Nhà đầu tư đổ xô tìm nơi trú ẩn an toàn trước nỗi lo thuế quan

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025

Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ đồng loạt giảm mạnh trong phiên giao dịch 10/4, do lo ngại ngày càng gia tăng về tác động kinh tế từ cuộc chiến thuế quan trên nhiều mặt trận.

Hai chỉ số chính trên Phố Wall ghi nhận quý giảm mạnh nhất kể từ năm 2022 Bong bóng AI trên Phố Wall: Thực tế hay chỉ là sự thổi phồng?