Cần sớm có hướng dẫn kiểm toán phát hành trái phiếu riêng lẻ của ngân hàng

Theo VBMA, thực tiễn cho thấy tổ chức tín dụng không thể xác định đích danh nguồn tiền vốn trái phiếu thu từ một đợt phát hành trái phiếu cụ thể được sử dụng cho các khoản cho vay, đầu tư cụ thể nào.

Hình minh họa, nguồn: Internet.
Hình minh họa, nguồn: Internet.

Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) vừa có công văn tham gia ý kiến chính thức tới Văn phòng chính phủ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước kiến nghị về các vướng mắc liên quan tới yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) chuẩn bị báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu riêng lẻ.

Khó xác định đích đến nguồn vốn huy động từ trái phiếu

Cơ quan này cho biết, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, VBMA nhận được các ý kiến phản ánh của thành viên về khả năng các thành viên không thực hiện được việc công bố thông tin đối với báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng vốn đối với trái phiếu riêng lẻ phát hành còn dư nợ năm 2022 theo đúng thời hạn quy định ngày 31/3/2023 vì các công ty kiểm toán của các thành viên chưa thể thực hiện được việc kiểm toán này.

Theo VBMA, với các TCTD, số tiền thu được từ các kênh huy động vốn (vốn trái phiếu) sẽ được gộp và hòa vào tổng nguồn vốn huy động của TCTD để phục vụ các hoạt động như cho vay khách hàng, tài trợ thương mại, đầu tư,...

“Thực tiễn cho thấy TCTD không thể xác định đích danh nguồn tiền vốn trái phiếu thu từ một đợt phát hành trái phiếu cụ thể được sử dụng cho các khoản cho vay, đầu tư cụ thể nào”, VBMA nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, với đặc thù là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, hoạt động huy động vốn và cho vay của các TCTD phải tuân thủ các quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính cũng như an toàn tín dụng, đầu tư, chịu sự kiểm soát chặt chẽ và liên tục của Ngân hàng Nhà nước, các cơ quan có chức năng kiểm tra giám sát khác. Vì vậy, nguồn huy động vốn từ kênh trái phiếu cũng sẽ phải tuân thủ các quy định an toàn tài chính, tín dụng, đầu tư.

Trên thực tế, huy động vốn từ trái phiếu cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động vốn của các TCTD (thông thường dưới 10%/tổng quy mô huy động) và hiện các quy định pháp luật khác cũng không quy định về việc TCTD phải thực hiện kiểm toán sử dụng vốn huy động.

Trong khi, để thực hiện kiểm toán báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, các TCTD phải có hệ thống công nghệ thông tin để kiểm tra được tính khớp đúng giữa dòng tiền thu được từ phát hành trái phiếu và dòng tiền cho vay ra tương ứng.

Trường hợp áp dụng theo yêu cầu nêu trên của công ty kiểm toán, các TCTD đều chưa có năng lực công nghệ thông tin để theo dõi dòng tiền từ phát hành trái phiếu và đặc biệt với đặc thù của việc luân chuyển dòng vốn liên tục của các TCTD như đã nêu trên thì việc các TCTD có thể đánh giá, theo dõi sử dụng vốn lần đầu và quay vòng các lần sau là khó khả thi.

Do vậy với các trái phiếu đã phát hành, hệ thống của các TCTD đều không đáp ứng được yêu cầu của kiểm toán. Thậm chí với những trái phiếu sẽ phát hành, các TCTD sẽ rất khó thực hiện theo yêu cầu của kiểm toán.

Quảng cáo

Cần sớm có hướng dẫn

VBMA cũng thông tin, hiện nay, các công ty kiểm toán Big4 đều chưa xác nhận sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo về tình hình sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ cho kỳ năm 2022 (phải công bố thông tin vào ngày 31/3/2023).

Trong khi đó, việc thuê các công ty kiểm toán nhỏ khác thực hiện hoạt động trên có thể gây ra quan ngại cho nhà đầu tư và nhận được đánh giá không tích cực từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế.

Bên cạnh đó, chưa có hướng dẫn từ Bộ Tài Chính về phương thức, cách thức thực hiện kiểm toán mục đích sử dụng vốn trái phiếu đối với các doanh nghiệp nói chung và các TCTD nói riêng.

Hàng năm, tỷ lệ trái phiếu các TCTD phát hành chiếm 30-35% tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành (đặc biệt năm 2022 chiếm tới 59% tổng khối lượng phát hành) và đây là kênh huy động vốn trung dài hạn rất quan trọng của các TCTD để phục vụ các hoạt động theo quy định của pháp luật.

Do đó, trường hợp không thực hiện được kiểm toán báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, các TCTD sẽ vi phạm quy định về công bố thông tin, đồng thời không thể phát hành mới các trái phiếu trong năm 2023 và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của các TCTD. Các công ty chứng khoán và công ty tài chính tiêu dùng cũng gặp phải vấn đề như tại các ngân hàng.

Theo đại diện các công ty kiểm toán, các TCTD nên đề xuất Bộ Tài chính và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bỏ quy định phải kiểm toán về tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu.

VBMA cho biết, nếu các vấn đề trên không được khơi thông sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ; trong đó, các TCTD không thể phát hành trái phiếu mới, trái phiếu để bổ sung vốn cấp 2, ảnh hưởng tới việc huy động vốn trung dài hạn, từ đó ảnh hưởng tới việc cấp vốn cho doanh nghiệp, nền kinh tế,...

Việc vi phạm quy định về công bố thông tin cũng có thể kích hoạt các điều khoản có thể dẫn đến việc trái chủ có quyền yêu cầu TCTD mua lại trái phiếu trước hạn ồ ạt và có thể phát sinh các nghĩa vụ tất toán chéo với các hợp đồng khác.

TCTD cũng có thể vì thế mà bị xử phạt, ảnh hưởng tới danh tiếng truyền thông và mức độ tín nhiệm của tổ chức tín dụng với khách hàng, có thể dẫn đến tác động tiêu cực, có tính dây chuyền đến hệ thống TCTD.

Do đó, VBMA đề nghị Chính phủ Bộ Tài Chính hoãn thời hạn công bố thông tin báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ cho kỳ công bố thông tin năm 2022 cho các tổ chức phát hành (tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty tài chính) đến hết 30/6/2023.

VBMA cũng kiến nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn thực hiện việc kiểm toán tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của các TCTD trong điều kiện hiện nay. Đồng thời đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét bãi bỏ quy định nói trên.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

3,15 triệu tỷ đồng rót vào bất động sản, nhà băng nào đang cho vay nhiều nhất?

Tính tới cuối quý III/2024, có 3,15 triệu tỷ đồng đã được các ngân hàng cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Trong số các ngân hàng công bố danh mục cho vay theo ngành nghề, Techcombank có tỷ trọng cho vay lĩnh vực này cao nhất.

Bốn tác động lên ngân hàng Việt khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy?

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18/11/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa hai đơn vị.

BIDV đồng hành với chương trình giáo dục tài chính cá nhân đầu tiên cho sinh viên BIDV và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số h

Sacombank đạt chứng nhận quốc tế PCI DSS 11 năm liền Bức tranh toàn cảnh Sacombank 10 năm qua

HDBank đạt 3 giải thưởng tại cuộc bình chọn "Doanh nghiệp niêm yết 2024"

HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, tiên phong trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và cam kết minh bạch thông tin, quản trị chuyên nghiệp.

Bảng xếp hạng ROE ngân hàng quý 3/2024: HDBank tiếp tục dẫn đầu, MB áp sát ACB, Techcombank đang trở lại Lãi suất ngân hàng HDBank mới nhất tháng 11/2024: Gửi online 18 tháng có lãi suất cao nhất