Cần những chính sách mạnh hơn để thị trường bất động sản phục hồi

Kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường có xu hướng tăng cao.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo báo cáo từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), số liệu tình hình đăng ký doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2023 cũng cho thấy kinh doanh bất động sản (BĐS) tiếp tục là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cụ thể, số doanh nghiệp gia nhập thị trường và số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực này đều có mức sụt giảm rất mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (giảm lần lượt 58,9% và 54,1%).

Trong khi số doanh nghiệp kinh doanh BĐS rút lui khỏi thị trường lại có xu hướng tăng cao (tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2022, mức tăng cao nhất trong 17 lĩnh vực).

Điều này đối lập với mức tăng trưởng ấn tượng về số doanh nghiệp gia nhập thị trường của lĩnh vực này trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2021 so với năm 2020 (44,8%).

Các doanh nghiệp bất động sản ngày càng hụt hơi …

Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho biết, ngoài những khó khăn do dịch Covid-19 xuất hiện thì những ách tắc liên quan đến pháp lý, tín dụng cho BĐS đã khiến cả thị trường chìm trong khó khăn.

Cụ thể, từ năm 2019, đã phát hiện những mâu thuẫn, xung đột trong quy định pháp luật khiến các địa phương phải dừng để xem xét lại dự án, khiến thời gian thực hiện kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

Vì vậy, lâu nay thị trường thiếu vắng hẳn thông tin mở bán từ những dự án mới hoàn toàn. Năm 2022, nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 48.500 sản phẩm, chỉ bằng hơn 20% nguồn cung năm 2018 (năm trước khi xảy ra đại dịch Covid-19), cơ cấu nguồn cung chủ yếu là sản phẩm cao cấp, giá trị lớn.

Quý 1/2023 nguồn cung ra thị trường đạt khoảng 25.000 sản phẩm, chủ yếu là hàng tồn kho từ các dự án mở bán trước đó.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam

Ông Đính cho rằng, doanh nghiệp đã phải đã đầu tư vay vốn để mua đất, đền bù, nộp thuế, thậm chí có những dự án đã xong gần đến hoàn thiện hạ tầng với chi phí vốn đến cả trăm nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, vốn phần lớn là đi vay 70-80% và phải trả lãi, ngoài ra còn các khoản trả lương cho nhân viên và nhiều chi phí khác.

“Các doanh nghiệp ngày càng hụt hơi và càng để lâu thị trường không có hàng để bán và không có doanh thu thì không có dòng tiền, không chi trả được cho bộ máy, không trả nợ được, không có tiền trả lương. Lúc này doanh nghiệp rất yếu”, ông Đính nêu.

Cần những chính sách mạnh hơn

Cũng theo ông Đính, tình hình thị trường vẫn tiếp tục diễn biến khó khăn, dự báo, có tới 23% doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được tới hết quý 3/2023, 43% doanh nghiệp trụ được đến hết năm 2023.

“Nếu không có chính sách nào mạnh hơn thúc đẩy thị trường BĐS trở lại bình thường để doanh nghiệp có những vận hành hoạt động thì doanh nghiệp sẽ không thể chịu đựng được nữa và lâm vào cảnh vỡ nợ, phá sản rất là điều hiển nhiên”, ông Đính quan ngại.

Vì vậy, ông Nguyễn Văn Đính đề xuất nên dựa trên việc "bắt mạch" từng doanh nghiệp, phân nhóm doanh nghiệp khó khăn để xử lý theo các hướng.

Đối với các doanh nghiệp còn lực, còn “dấu hiệu sinh tồn” khẩn trương thí điểm phê duyệt, giải quyết trực tiếp các vướng mắc, đưa doanh nghiệp thoát khỏi trạng thái nguy hiểm để doanh nghiệp có thể tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh, đưa hàng vào thị trường. Phương án này ưu tiên các dự án cấp thiết, phù hợp với nhu cầu thực. Đặc biệt lưu ý những doanh nghiệp lớn, có ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Đối với các doanh nghiệp yếu, hết năng lực triển khai dự án nhưng đã hoàn thiện cơ bản các thủ tục pháp lý cần tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư nhằm mục đích kết nối các chủ đầu tư với các nhà đầu tư để thực hiện kêu gọi đầu tư hoặc M&A.

Đối với các doanh nghiệp có dự án tồn đọng nhiều vướng mắc, trong khi không còn đủ năng lực triển khai dự án, Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ, thực hiện việc “mua lại” các dự án của doanh nghiệp rồi thực hiện đấu giá để lựa chọn các nhà đầu tư mới thực hiện dự án.

“Các dự án này coi như là tài sản công, Nhà nước sẽ xử lại các vướng mắc về pháp lý dễ hơn, sau đó mang ra đấu ra lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực, từ đó thu được vốn, thậm chí có lãi. Điều quan trọng tháo gỡ khó những vướng mắc cho các doanh nghiệp đang bị lâm vào”, ông Đính nêu.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Trên thực tế nhà ở riêng lẻ và chung cư trong khu vực trung tâm đều không còn nguồn hàng. (Ảnh: MarketTimes).

Bất động sản riêng lẻ và đất nền có thật sự tồn kho?

Bộ Xây dựng công bố lượng tồn kho tại các dự án trong quý I năm nay chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền. Tuy nhiên, một số đơn vị nghiên cứu cho rằng đất nền và nhà ở riêng lẻ đã trở lại sôi động hơn so với quý 4/2023.

Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Chuyên gia hiến kế hạ giá nhà chung cư

Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng, giá chung cư Hà Nội sẽ có điểm điều chỉnh nhưng không nhiều. Để giá chung cư ổn định, cần có sự phối hợp giữa cơ quan Nhà nước và các chủ thể tham gia trên thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Hà Nội giảm 61 xã, phường sau sắp xếp lại

Sáng 25/4, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND Thành phố tháng 4/2024 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác năm 2024 và chỉ đạo của lãnh đạo UBND Thành phố.

Đất phân lô lại "nóng"

Đất phân lô lại "nóng"

Nhiều khu đất phân lô bán nền có giao dịch đột biến trong 3 tháng đầu năm 2024, tuy vậy diễn biến giao dịch giữa các khu vực không đồng đều.

Chat với BizLIVE