Cần kiểm toán HOSE và HNX trong năm 2023?

Có ý kiến tại Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung kiểm toán hai Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP.HCM vào kế hoạch kiểm toán năm 2023.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau báo cáo của Kiểm toán nhà nước về dự kiến Kế hoạch kiểm toán năm 2023 thì báo cáo thẩm tra nội dung này cũng đã được Uỷ ban Tài chính - Ngân sách gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Dẫn báo cáo của Kiểm toán nhà nước, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho biết, tổng hợp sơ bộ kết quả kiểm toán từ 194 Báo cáo kiểm toán đã phát hành đến thời điểm 26/9/2022, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị xử lý 27.737 tỷ đồng, trong đó số kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN) 1.466 tỷ đồng, giảm chi NSNN 9.003 tỷ đồng và kiến nghị khác 17.268 tỷ đồng.

Uỷ ban đề nghị Kiểm toán nhà nước bổ sung báo cáo chi tiết các vi phạm đã được phát hiện qua các cuộc kiểm toán đã hoàn thành trong 9 tháng đầu năm, đặc biệt là các vi phạm liên quan đến quản lý, sử dụng NSNN để bổ sung, cung cấp thông tin, số liệu cho Quốc hội xem xét, phê chuẩn dự toán NSNN năm 2023 tại Kỳ họp thứ 4.

Đồng thời, đề nghị Kiểm toán nhà nước kịp thời cung cấp các thông tin, số liệu đến Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời, xử lý, khắc phục các vi phạm và lưu ý trong quá trình phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021 loại trừ các khoản thu, chi không đúng quy định.

Về dự kiến kế hoạch kinh tế năm 2023, đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách đề nghị Kiểm toán nhà nước nghiên cứu tiếp thu kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1443/TB-TTKQH, tiếp tục rà soát, cắt giảm số cuộc kiểm toán trong năm 2023, tập trung các cuộc kiểm toán phục vụ cho quyết toán NSNN và các cuộc kiểm toán chuyên đề quan trọng như đã nêu tại định hướng, mục tiêu trên đây, cắt giảm chủ đề và số lượng các cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm toán lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình, dự án, lĩnh vực doanh nghiệp.

Cụ thể, Kiểm toán nhà nước dự kiến 10 chủ đề kiểm toán hoạt động. Đa số ý kiến thành viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, số lượng chủ đề kiểm toán như trên là quá dàn trải. Đề nghị Kiểm toán nhà nước điều chỉnh giảm bớt chủ đề và cắt giảm các cuộc kiểm toán hoạt động không thiết thực, không quan trọng, nội dung nào đã trùng lặp với các kiểm toán chuyên đề, đề nghị chuyển vào kiểm toán chuyên đề.

Với kiểm toán chuyên đề, Kiểm toán nhà nước dự kiến 25 cuộc Đa số ý kiến Uỷ ban Tài chính - Ngân sách nhất trí việc thực hiện các chuyên đề phục vụ cho các Đoàn giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, như: Kiểm toán chuyên đề các chương trình mục tiêu quốc gia; Công tác lập, phân bổ vốn đầu tư Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; việc thực hiện các chính sách đầu tư phát triển theo Nghị quyết số 43/2022/QH15; Việc xử lý bù giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn theo Nghị quyết số 42/2021/QH15; Việc giao dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại BHXH Việt Nam theo Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Kiểm toán nhà nước bám sát kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Thông báo số 1443/TB-TTKQH các cuộc kiểm toán chuyên đề tập trung vào những nội dung lớn, vấn đề quan trọng; tăng cường kiểm toán việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường bất động sản, những vấn đề liên quan đến nợ công, bội chi ngân sách, tín dụng ngân hàng, quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, kinh phí chuyển nguồn hàng năm và hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các dự án yếu kém, thua lỗ.

Về lĩnh vực đầu tư xây dựng, chương trình và dự án, đa số ý kiến đề nghị Kiểm toán nhà nước rà soát cắt giảm số cuộc kiểm toán không cần thiết, chỉ tập trung kiểm toán các dự án có quy mô từ nhóm A trở lên đã hoàn thành để phục vụ cho công tác quyết toán dự án. Cân nhắc không xây dựng kế hoạch kiểm toán riêng các dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống (trừ các dự án Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải kiểm toán ngay trong năm 2023).

Theo đó, các dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống, trường hợp cần thiết phải kiểm toán, đề nghị lồng ghép trong quá trình kiểm toán quyết toán NSNN hằng năm của các bộ, ngành, địa phương. Có ý kiến cho rằng cần kiểm toán riêng các dự án có quy mô từ nhóm B trở xuống (tuyến đường trục chính, quốc lộ liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư,...) để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư.

Với lĩnh vực doanh nghiệp và các tổ chức tài chính – ngân hàng, Kiểm toán nhà nước dự kiến thực hiện 16 cuộc kiểm toán, gồm: Ngân hàng Nhà nước, 10 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, 5 tổ chức tài chính, ngân hàng.

Đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị Kiểm toán nhà nước rà soát, cắt giảm các cuộc kiểm toán tại các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tập trung sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế. Có ý kiến đề nghị bổ sung kiểm toán Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).

Sớm công khai toàn bộ các báo cáo kiểm toán

Theo báo cáo thẩm tra, việc công khai các báo cáo kiểm toán sau khi phát hành cơ bản thực hiện như các năm trước. Kiểm toán nhà nước chỉ mới công bố Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2021 trên trang điện tử Kiểm toán nhà nước. Tại báo cáo thẩm tra số 245/BC-TCNS ngày 19/10/2021 của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị Kiểm toán nhà nước cần có các giải pháp để sớm công khai toàn bộ các báo cáo kiểm toán trên trang thông tin điện tử và cung cấp đầy đủ các Báo cáo kiểm toán cho Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội để có thông tin phục vụ cho các hoạt động giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Đến nay, Kiểm toán nhà nước vẫn chưa thực hiện kiến nghị này. Đề nghị Kiểm toán nhà nước sớm thực hiện các kiến nghị đề xuất này.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Techcombank: Tỷ lệ CASA quý I/2024 ở mức 40,5%, giữ ngôi vị quán quân

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý I tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I, Chứng khoán DNSE tăng doanh thu 21% so với cùng kỳ

Quý I/2024, Chứng khoán DNSE ghi nhận doanh thu tăng 21%, lợi nhuận sau thuế tăng 78% so với cùng kỳ, đồng thời tiếp tục thuộc top dẫn đầu thị phần tài khoản mở mới, chiếm 30% tổng số tài khoản mở mới toàn thị trường.

Nhịp cầu doanh nghiệp

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

"Siêu ưu đãi phí" - BAC A BANK tiếp tục trợ lực giúp doanh nghiệp kinh doanh bứt tốc

Từ nay đến hết ngày 31/12/2024, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) triển khai chương trình ưu đãi phí dịch vụ "Siêu ưu đãi phí - Bứt tốc kinh doanh” dành cho khách hàng doanh nghiệp với những ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu giao dịch đa dạng, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động, hướng tới các mục tiêu tăng trưởng dài hạn.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024.

PVcomBank tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên 2024

Ngày 20/4/2024, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2024. Bên cạnh báo cáo về kết quả đạt được trong công tác quản trị, điều hành, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong năm 2023, PVcomBank đã thông qua Đại hội nhiều nội dung quan trọng khác.

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

HOSE đã lên lịch chuyển đổi sang KRX

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã gửi thông báo đến các CTCK về kế hoạch triển khai chính thức KRX, dự kiến ngày 2/5 sẽ chính thức vận hành hệ thống giao dịch mới.

Chat với BizLIVE