Các quỹ vĩ mô toàn cầu “tỏa sáng” trong ngành đầu tư rủi ro toàn cầu

Các quỹ đầu cơ rủi ro đặt cược vào trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa nằm trong số những người hưởng lợi nhất kể từ đầu năm nay.

Các quỹ đầu cơ rủi ro đặt cược vào trái phiếu, tiền tệ, cổ phiếu và hàng hóa nằm trong số những người hưởng lợi nhất kể từ đầu năm nay, vượt qua tốc độ tăng trưởng và lợi nhuận của các quỹ đầu tư công nghệ và chuẩn bị chứng kiến dòng vốn đáng kể đổ vào khi thị trường chứng khoán hướng về vùng “con gấu”.

Theo dữ liệu từ Hedge Fund Research, các quỹ đầu tư vĩ mô toàn cầu đã đạt lợi nhuận 10,3% trong bốn tháng đầu năm nay, trong khi mức lợi nhuận trung bình của các quỹ đầu cơ chỉ đạt 1,9%.

Cũng trong giai đoạn này, chỉ số S&P 500 đã giảm 13%, cho thấy thị trường chứng khoán đang mất đi sức hút. Trong ba năm qua, trung bình các quỹ vĩ mô toàn cầu đều đạt mức lợi nhuận tích cực, song vẫn thấp hơn lợi nhuận mạnh mẽ của các quỹ đầu cơ.

Quảng cáo

Hiện nay, giữa bối cảnh lạm phát gia tăng và sự bất ổn leo thang khi các ngân hàng trung ương thay đổi chính sách tiền tệ sau thời gian dài triển khai các gói kích thích quy mô lớn. Đây là môi trường đặc biệt tốt cho các quỹ vĩ mô toàn cầu.

Các quỹ vĩ mô toàn cầu chỉ đầu tư khoảng 17% trong tổng số 4.000 tỷ USD tài sản của toàn ngành đầu cơ rủi ro, ít hơn so với tỷ lệ tương ứng khoảng 30% được đầu tư bởi các quỹ đầu cơ tập trung vào vốn chủ sở hữu và 28% được đầu tư bởi các quỹ đặt cược vào các sự kiện của công ty.

Trong quý 1/2022, dòng vốn đổ vào đã tăng lên khi các nhà đầu tư gửi 3 tỷ USD vốn mới vào các chiến lược này, so với 1,9 tỷ USD vào các quỹ định hướng cổ phần.

Darren Wolf, người đứng đầu toàn cầu về các chiến lược đầu tư thay thế tại công ty đầu tư toàn cầu Abrdn, có trụ sở tại Edinburgh (Anh), cho biết: “Môi trường hiện tại thực sự thuận lợi cho chiến lược vĩ mô”. Để tận dụng lợi thế của sự thay đổi về thị hiếu và vốn, một số công ty đang bổ sung các chiến lược. Các nhà đầu tư tin rằng các nhà quản lý vĩ mô có khả năng duy trì đà tăng trưởng hiện tại, do thị trường dự kiến sẽ biến động mạnh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria